Page 228 - Lý Thường Kiệt
P. 228

LÝ THƯỜNG KIỆT


         muốn gây việc chiến tranh to. Cho nên việc khởi nghĩa ở Quảng Nguyên
         cũng tạm bỏ.
             Nhưng các quan Tống ở Quảng Nguyên lần lượt chết bệnh. Vua Tống
         thương xót,  truy ân cho viên quyền  phát Vương Cảnh Nhân, viên đô giám
         Trương Cát,  viên  đô giám  Dương Nguyên  Khanh,  viên  tuần  phán  Lưu  Tử
         Dân (tháng 10, TB 300/9b và 12a), viên kiềm hạt Trương Thuật và viên đồng
         tuần kiểm Ngô Hạo (tháng 11, TB 301/4b và 5a). Các người ấy đều chết bệnh
         sốt rét ở Quảng Nguyên.

             Lính thú thì mỗi năm cắt tới ba nghìn, mà chết năm sáu phần. Đó là lời
         của Triệu Tiết nói (TL, TB 300/12b). Vua Tống phải đặt lệ ban tiền tuất cho
         con cháu những tử sĩ một cách rất hậu (TB 301/7b).
             Cuối cùng, Triệu Tiết cũng nhận rằng không thể giữ được châu Quảng
         Nguyên.  Nhưng  trong triều  còn  có  kẻ  luyến  tiếc.  Vua  Tống nói:  "Vì  Càn
         Đức đã phạm thuận, ta mới sai quân đi hỏi tội. Quách Quỳ đã không đánh
         lấy được kinh đô nó. Mà nay, Thuận Châu là đất lam chướng.  Triều đình
         được đất ấy cũng chưa có lợi. Lẽ nào lại còn tự mình xua thú binh vào nơi
         nước độc. Một người bị chết, Trẫm còn thương xót, huống chi trong mười

         người chết mất năm, sáu" (TCK, xem TB 300/12b). Miêu Thì Trung cũng bàn
         nên bỏ, nhưng không muốn chính thức trả lại cho vua Lý. Y nói: "Các đồn
         trại thuộc Thuận Châu ở sâu trong đất giặc. Chở lương vào đó rất khó. Thú
         binh  đóng  đó,  mười  người  chết  tám,  chín.  Vậy  ta  nên  bỏ  đi.  Nhưng  mà
         Thuận  Châu vốn là  đất cơ mi của  châu  Ung,  chứ không phải  thuộc  Giao
         Chi" (TB 300/12b).
             Vua tôi Tống nhất định trả đất Quảng Nguyên. Chỉ chờ cơ hội có thể
         trả mà không mất thể diện mà thôi.
             Cơ hội ấy sắp đến. Không lấy sự Tống yêu sách xử tội mình làm giận,
         Lý Thường Kiệt sai đem trả một ít tù nhân, gồm đủ gái trai già trẻ.

             Các tù nhân ấy được đưa từ Nghệ An về bằng đường thủy. Cửa thuyền
         đều bị trát bùn kín. Trong thuyền thắp đèn đuốc luôn, để tù nhân không
         biết  ngày đêm  thế  nào,  và  cũng không thấy  đường xá.  Mỗi ngày chỉ cho


                                           238
   223   224   225   226   227   228   229   230   231   232   233