Page 235 - Lý Thường Kiệt
P. 235
KHÁNG TỐNG-oòl ĐẤT
Ta cũng đã thấy rằng Trí Hội chặn đường từ Quảng Nguyên đi Đặc Ma,
cản trở việc Lưu Kỷ đi mua ngựa ở đó. Cho nên tháng 4 nhuận At Mão 1075,
Lưu Kỷ đã đem quân đánh châu Quy Hóa (VII/3). Tống giúp Trí Hội chống
Lưu Kỷ, nên Trí Hội giữ vững châu mình. Sau lại được phong chức văn tư
phó sứ (TB 298/4b). Năm 1079, Nùng Trí Xuân cùng Ma Thuận Phúc họp
nhau đánh quân Tống coi Quảng Nguyên, Trí Hội lại mang quân tới cứu
quan Tống (XII/4). Vua Tống bèn ban thưởng và thăng lên chức cung uyển
phó sứ, và cấp cho toàn bổng, vì "Trí Hội tuổi già và đã có công" (TB SO^^^Sa).
Xem vậy, ta thấy rằng từ khi hàng Tống vào năm 1064, Trí Hội vẫn trung
thành với Tống. Châu Quy Hóa, mà y vẫn quản lĩnh, là đất cũ Vật Dương
của Lý. Trong khoảng mười sáu năm, Lý chưa có dịp nào để đòi lại đất ấy.
Đất Quy Hóa ở đâu? Theo lời viên coi Ung Châu, là Lưu Sơ, thì khi Lưu
Kỷ nộp đất Quảng Nguyên cho Tống (1076-1077), "triều đình lấy châu
Thông Nông cho Trí Hội" (TB 349/7a). Như vậy nghĩa là vua Tống lấy đất
Thông Nông thuộc Quảng Nguyên thưởng cho Trí Hội, để thêm vào đất
Quy Hóa của y đã có. Sử Lý cũng có chép tên đất Thông Nông ấy vào đời
Lý Anh Tông (Dương Tự Minh đánh Đàm Hữu Lạng ở đó năm 1145, TT), và
nói rõ rằng châu ấy thuộc Quảng Nguyên. Nay ở làng Xuân Lĩnh, gần Nước
Hai (Cao Bằng), còn có đền Quan Triều thờ Dương Tự Minh, và ở phía tây
tỉnh Cao Bằng, còn có làng và tổng Thông Nông. Vả chăng viên coi Quế
Châu, là Hùng Bản, có nói: "Các châu Quy Hóa, Thuận An là đất cổ họng
của Hữu Giang, chế ngự các đường trọng yếu đi các nước Giao Chỉ, Đại Lý,
Cửu Đạo Bạch Y". Xét các chứng trên, ta có thể nhận rằng động Vật Dương
hay châu Quy Hóa ở phía bắc tổng Thông Nông ngày nay, tức là ở vào địa
phận châu Quy Thuận và Trấn An, kề phía bắc các địa phận Sóc Giang và
Bảo Lạc ờ địa đồ của sở họa đồ Đông Dương.
Còn đất Vật Ác hay châu Thuận An cũng kề đất Vật Dương, kề đất An
Đức và đất Lôi Hỏa. Nay tên An Đức hãy còn trong hạt châu Quy Thuận
của Trung Quốc. Tên châu Lôi Hỏa không còn. Nhưng còn có Hóa Động ở
trên đường quan lộ nối phủ Trùng Khánh thuộc Cao Bằng với châu Qui
Thuận. Và các sách Tống có chép tên động Lôi Hóa làm Hỏa Động (TB
245