Page 240 - Lý Thường Kiệt
P. 240

LÝ THƯỜNG KIỆT

         được bổ thay Bản. Ngày 16 tháng 8, vua Tống nói: "Cứ theo báo cáo, thì việc
         Giao Chỉ bàn cương chí xem đã có cơ xong. Thì Trung am hiểu  man di ở
         phương ấy. Không nên để Thì Trung xử việc biên cương dưới quyền Hùng
         Bản. Vả Bản đã có lệnh đổi; sợ không có trách nhiệm nên không chịu làm

         việc ấy.  Vậy giục Thì Trung thôi đừng đợi bàn giao, lấy ngựa  trạm mà  đi
         chóng tới nhậm sở" (TB 348/6b).
             Hội nghị Vĩnh Bình lần thứ hai này ra sao? Hai bên thỏa thuận những
         điều gì? Các sử ta nói rất đơn sơ. Sách TT chi chép vẻn vẹn rằng: "Định biên
         giới.  Tống lấy  sáu  huyện,  ba  động trả  ta".  Sách  ấy lại  dẫn  câu  thơ người
         Tống  cười  triều  đinh  tham  voi  Giao  Chỉ,  mất  vàng  Quảng  Nguyên  vào
         đây*'°\  Tống sử chép rõ hơn,  nhưng cũng rất vắn tắt.  Nay góp lặt những
         việc tản mát trong TB, ta có thể kể lại việc ấy khá tường tận như sau:

             Mục đích cuộc hội nghị là bàn cương giới thuộc hai đất Vật Dương và Vật
         Ác, hoặc theo Tống là bàn cương giới hai châu Quy Hóa và Thuận An (TS và
         TB 349/6a). Bên Tống, Thành Trạc đứng đầu phái bộ; có lẽ vẫn có viên coi lò
         vàng Đặng Khuyết giúp. Bên Lý, ngoài chánh sứ Lê Văn Thịnh còn có Nguyễn
         Bồi (TB 349/8a), có lẽ là người đã đi cùng Lương Dụng Luật tói Biện Kinh sáu
         năm về trước. Hội nghị họp trong tháng 7 năm ấy (G. Ty 1084).
             Văn Thịnh biện rõ rằng hai châu Quy Hóa và Thuận An nguyên là đất
         Vật Dương và Vật Ác của  nước ta,  đã bị các tù  trưởng lấy  trộm  đem nộp
         Tống. Một phái viên Tống nói: "Những đất mà quân nhà vua đã đánh lấy,
         thì đáng trả cho Giao Chỉ. Còn những đất, mà các người coi giữ, lại mang
         nộp để theo ta, thì khó mà trả lại".
             Văn Thịnh trả lời: "Đất thì có chủ. Các viên coi giữ mang nộp và trốn đi, thì

         đất ấy thành vật ăn trộm của chủ. Sự chủ giao cho mà tự lấy trộm đã không tha thứ
         được, mà trộm của hay tàng trữ thì pháp luật củng không cho phép. Huống chi nay,
         chúng lại mang đất trộm dâng, để làm nhơ bẩn sổ sách nhà vua!" (TB 349/7b).
             Câu trả lời ấy chắc đã làm mếch lòng người Tống. Nhưng sau này, vua
         Tống từng khen Văn Thịnh biết khiêm tốn.  Có lẽ Thành Trạc không dám
         thuật lại câu trên chăng.  Sách TB chép câu ấy, chỉ  nói rằng có kẻ nói như


                                           250
   235   236   237   238   239   240   241   242   243   244   245