Page 244 - Lý Thường Kiệt
P. 244

LÝ THƯỜNG KIỆT


              Thế  là  Tống  Thần  Tông  đã  quyết  định  theo  lời  đề  nghị  từ  đầu  của
          Thành Trạc, mà không chấp lời xin của Lê Văn Thịnh trong công điệp gửi
          cho Hùng Bản. Tuy có ban cho Lý đất sáu  huyện và hai động, nhưng hai
          châu Vật Dương và Vật Ác vẫn bị Tống giữ, vì Thành Trạc đã nói rõ là vạch
          cương giới ở phía nam mười tám xứ, trong đó có Vật Ác và Vật Dương.

              9.  Lý cố nài. Tống quyết từ
              Sự quyết định ấy của vua Tống Thần Tông tạm chấm dứt lịch sử điều
          đình giữa Tống và Lý, nó bắt đầu từ tháng Giêng năm Đinh Tỵ 1077, là khi
          Tống rút  quân  khỏi bắc  ngạn  sông Nam  Định về.  ở   triều  Lý,  chính  sách

          ngoại giao từ lúc ấy đến năm Nhâm Tuất 1082 hoàn toàn bởi tay Lý Thường
          Kiệt điều khiển. Từ năm Nhâm Tuất về sau, vua Lý đã trưởng thành và đã
          tự mình coi việc nước. Còn Lý Thường Kiệt đi ra giữ trấn Thanh Hóa. Cho
          nên  nếu ông còn có ảnh hưởng ở triều,  thì  ảnh hưởng ấy không lớn như
          trước nữa. Tuy vậy, các nho thần như Lê Văn Thịnh cũng không đi trái với
          chính  sách  mà  Lý Thường Kiệt  đã  vạch  rõ  trong  mười  năm  rồi.  Có  khác
          chăng, chi là bớt phần cương quyết.
              Nhận  được  chiếu  của  vua  Tống,  vua  tôi  Lý  không  lấy  làm  hài  lòng.
          Nhưng hình như họ cũng còn do dự trong cách đối phó. Lý không trả lời
          lập tức. Tống yên trí là Lý nhận lời. Sáu tháng sau, ở Tống, vua Triết Tông
          lên ngôi. Vua Lý được gia phong chức đồng trung thư môn hạ bình chương sự
          (11 tháng 4 năm Ất Sửu 1085, TB 354/4b).

              Việc chia địa giới cũng là việc cuối cùng Tống Thần Tông làm đối với
          nước ta. Thần Tông mất ngày Mậu Tuất mồng 5 tháng 3 năm ấy (DL  1-4-
          1085, TB 353). Triết Tông lên ngôi, mới mười tuổi.  Quốc chính ở trong tay
          thái hoàng thái hậu họ Cao. Thái hoàng thái hậu trước vẫn ghét Vương An
          Thạch và đồng đảng. Cho nên lập tức đem phái cựu lên giúp việc. Lã Công
          Trứ, Tư Mã Quang, Trình Di đều được trọng dụng. Các đảng nhân tân pháp
          đều bị tội hay bị biếm. Triều đình Tống cố tâm xóa bỏ những sự mà Vương
          An Thạch  đã làm  nên.  Đối với các nước ngoài, Tống tỏ thái  độ rất cương
          quyết, "để rửa những cái nhục của đời Thần Tông".


                                            254
   239   240   241   242   243   244   245   246   247   248   249