Page 249 - Lý Thường Kiệt
P. 249

KHÁNG TỐNG - ĐÒI OẤT

        Trẫm  vâng  theo lời  dạy của  Tiên  đế,  cốt làm  sao  cho bờ cõi  yên vui.
    Huống chi, Trẫm đã giáng chiếu nhiều lần, giảng cực rõ ràng.  Các đất Vật
    Ác, Vật Duơng không thể trở lại bàn đến được.
        Còn như sự xây cửa ải, đặt lính thú, thì đều là việc thường làm ở biên
    cương. Huống chi những đất này quy minh trước, và sự xây ải là sau. Vậy
    không lẽ gì mà ngờ vực và kêu ca nữa.
        Thật rằng, nghĩa kẻ phiên thần là trước hết dốc lòng thành tín. Chớ nên
    vu hoặc. Lời Trẫm không thể nói đi nói lại nhiều lần.

        Thành Trạc, nhân khi đi tuần biên để soát các cửa ải, đã tự tiện đem đồ
    vật và lụa cho thủ lĩnh ở ngoài cõi. Làm thế là trái luật. Vừa rồi, theo lời ty
    kinh lược tố giác và tâu hặc Trạc đã sinh sự, Trạc đã bị biếm và đổi đi rồi.
    Khanh nên đòi lại những đồ vật ấy, và đệ tất cả tới quan.
        Hãy dâng thư biểu, tỏ lòng cung thuận. Gắng hiểu lòng Trẫm thương
    mến nồng nàn, để được thêm hưởng nhiều phúc" (TB 413/8a).
        Đó là Lý cố nài Tống quyết từ lần thứ tư.
        Trong chiếu trên, có nói đến việc Thành Trạc đi tuần biên, cho thủ lĩnh
    người nước ta lụa vải và đồ vật. Không biết sự ấy vào khoảng nào. Ta biết
    rằng Thành Trạc đã bị biếm từ tháng 5 năm trước. Trong chiếu vua Tống lại
    nói vì Trạc làm lầm việc tuần biên, nên đã bị biếm. Vậy ta nghi rằng việc lầm
    ấy có từ lâu, và có lẽ là việc cho Lê Văn Thịnh vải vóc từ năm 1084. Nếu quả
    như vậy, thì vua Tống xử quá gay gắt và vụng về.
        Lý đã kiên nhẫn xin đất Vật Ác và Vật Dương cả thảy sáu lần, mà hai
    lần bị Tống Thần Tông từ, bốn lần bị thái hoàng thái hậu họ Cao gạt.
        Từ đó, vua Lý phải thôi hẳn, không thể nhắc đến việc hai động nữa.
        Vả bấy giờ, nước ta đã đến lúc cực thịnh. Thái hậu Linh Nhân (Ỷ Lan)
    và vua đều rất mộ Phật và ưa tạo tác. Các đại thần thì có Lê Văn Thịnh đứng
    đầu, đều là những người mê tín dị đoan và luôn luôn xu nịnh cái tính mê
    tín của vua và thái hậu. Cho nên không có ai nghĩ đến việc biên thùy một
    cách khẩn  thiết như hồi Lý Thường Kiệt còn cầm quyền.  Còn Lý Thường
    Kiệt, thì bấy giờ ở luôn tại Thanh Hóa. Ảnh hưởng của ông đối với Nhân
    Tông hình như cũng giảm đi nhiều.


                                      259
   244   245   246   247   248   249   250   251   252   253   254