Page 251 - Lý Thường Kiệt
P. 251

KHÁNG TỐNG-ĐÒI OẤT

    lại Quang Lang, và có lẽ cũng đã chiếm lại Tô Mậu và Môn. Nhưng vua Lý vẫn xin kéo
    lại các châu ấy, cốt ý để Tống cho Quảng Nguyên. 3.
      ‘‘ Sau  khi Triết Tông lên  ngôi, triều Tống,  sai các sử quan  Phạm Tổ Vũ, Triệu Ngạn
    Nhược, Hoàng Đình Kiên soạn Thần Tông thực lục. Năm Tân Mùi 1091, soạn xong. Bấy
    giờ đảng phái chống Vương An Thạch cầm quyền, cho nên thực lục Thần Tông phỉ báng
    An  Thạch.  Đến  năm  Quý  Dậu  1093,  Triết Tông  thân  chính,  phái  tân  pháp  trở lại  đắc
    dụng, cho nên  sai rể An Thạch, là Thái Biện, soạn  lại Thần Tông thực lục. Tháng Chạp
    năm Giáp Tuất (đầu năm 1095), Biện soạn xong. Các sử thần soạn bản thực lục cũ đều bị
    an trí. Vì vậy, nên có hai bản Thần Tông thực lục, cự u   k ý và tân   k ỷ. 3.
      ® TB (411/5b) lại chép rằng năm Mậu Thìn, sau khi trả Thuận Châu cho ta, Linh Sùng
    Khái chạy vào đất Tống. Được Tống cho coi động Hoài Hóa. Tống thưởng công liệt vào
    hàng sứ và đổi động Hoài Hóa ra châu. 4.
      * Một dư luận quan trọng khác là lời  Tô  T hứ c (Tô Đông Pha) tâu can vua Tống Triết
    Tông  đừng  dùng  Thẩm  Khi.  Nguyên  Khi  và  Lưu  Dị  bị  biếm  và  có  nghị  định  về  sau
    không được lục dụng nữa. Nhưng Di được khôi  phục chức vụ ít nhiều.  Khi Triết Tông
    lên ngôi, định xá tội cho Khỉ, Tô Thức dâng biểu nói:
       "Tôi thấy từ đời Hy Ninh, Vương An Thạch được dùng, bắt đầu  tìm lập biên công,
    sinh  hiềm  thù với  các man  di.  Vương Thiều  dâng việc Hi Hà.  Chương Thuần xui việc
    Ngũ  Khê  (vùng Mai Châu,  Phúc Kiến). Hùng Bản gây việc  Lô Châu  (vùng Tứ Xuyên).
    Thẩm Khỉ và Lưu Di thấy vậy, cũng bắt chước, kết oán với Giao Chỉ. Binh dùng liền liền,
    gây ra họa lớn. Quân chết đến mười vạn người. Cả nhà Tô Giàm bị hóa ra bùn tro. Đến
    nay, Lưỡng Quảng bị đau thương chưa khỏi.
       Tiên đế đầu muốn giết hai người ấy để tạ thiên hạ. Nhưng Vương An Thạch hết sức
    che  chở,  cho  nên  chúng  mới  khỏi  mất đầu.  Thế  là  đã  may lắm  rồi.  Đến  năm  Nguyên
    Phong  thứ 6  (24-3 năm  Quý Hợi  1083) có Thánh chi định rằng Thẩm  Khi đã  phạm  tội
    nặng không được lục  dụng nữa. Thiện hạ truyền tụng tin ấy, và cho là đáng.  Đó là lời
    Tiên đế không thể đổi được. Vậy không nên vì tức vị mà ân xá.
       Thẩm Khl và Lưu  Di đều có trách nhiệm đối với hàng mười vạn sinh linh. Tuy có bị
    kiềm hãm suốt đời, cũng chưa trả đủ nợ. Gần đây, chỉ vì Lưu Di hơi được dùng, mà Khỉ
    không biết tự lượng, dám ngỏ lời kêu và đổ lỗi cho Di, vin lẽ nọ kia, để mong được dùng.
       Theo ý tôi,  thì việc An  Nam là do Khi gây mối, mà Di nối  theo.  Phép có thủ  phạm,
    tòng phạm. Di còn là kẻ siêng năng; học thuật còn có chỗ dùng được. Còn Khi thì nhân
    cách ty tiện, làm việc xu nịnh và nham hiểm. Sự triều đình dùng Di đã làm mất tín đối
    với công nghị, huống nay lại dùng Khỉ. Thật không có lẽ gì ân xá Khỉ" (TB 373/4a). 5.
       '' Các tên sứ, thì các sách chép hơi khác nhau.  T h ô n g  g iá m   cư ơ n g   m ụ c (sách Tàu) chép
    tên chánh sứ là Lệ tân phó sứ Lương Dụng Tân. Sách TB chép Lệ quảng phó sứ Lương
    Dụng Luật. Sách ta chỉ có VSL chép tên sứ mà thôi, và chép Lương Dụng Luật như ở TB.
       Còn tên phó sứ, thì TB 313/1 Ib chép Nguyễn Văn Bồi, và nói theo các sách TL chép
    như vậy.  Nhưng sau đó (TB 349/6a), có chép tên một phó sứ khác là Nguyễn Bồi đi sứ
    Tống cùng Lê Văn Thịnh. 6 và 8.


                                      261
   246   247   248   249   250   251   252   253   254   255   256