Page 241 - Lý Thường Kiệt
P. 241
KHÁNG TỐNG-ĐÒI OẤT
trên, rồi Vãn Thịnh trả lời như vậy. Ý TB là nói rằng câu chuyện trên do
người ta mách lại, chứ không phải là câu ghi trong biên bản. Vì Văn Thịnh
găng, cho nên mới có lệnh bảo Quảng Tây phải đề phòng, như đã kể trên.
Sau đó, không rõ rằng có huấn lệnh bảo Văn Thịnh bớt găng, hay tự
ông nhún nhường chăng. Kết quả là Thành Trạc buộc rằng Văn Thịnh đã
nói: "Tôi không dám tranh chiếm các châu động mà Nùng Trí Hội và Nùng Tông
Đán đã nộp", và "Như Thành Trạc đã bàn về các động Vật Dương và Thuận An,
định vạch cương giới ở phía nam đất ấy, thì kẻ bồi thần này không dám cãi" (TB
348/8a).
Sự thật chứa trong bức thư mà Văn Thịnh gửi cho Hùng Bản. Thư ấy
nói rằng:
"Thành Trạc đã nói sẽ vạch địa giới ở phía nam mười tám xứ sau này: Thượng
Điện, Hạ Lôi, ô n Nhuận, Anh, Dao, Vật Dương, Vật Ác, Kế Thành, cống,
Lục, Tần, Nhâm, Động, Cảnh, Tư, Kỳ, Kỷ, Huyện^^^' và nói những xứ ấy đều
thuộc Trung Quốc. Bồi thần tiểu tử này, chỉ biết nghe mệnh, không dám cãi lại.
Nhưng những đất ấy, mà họ Nùng đã nộp, đều thuộc Quảng Nguyên.
Nay, may gặp Thánh triều ban bố hàng vạn chính lệnh khoan hồng. Sao lại
chuộng miếng đất đầy đá sỏi, lam chướng này, mà không cho lại nước tôi, để giúp kẻ
ngoại thần" (TB 349/7b).
Đọc lời thư trên, ta thấy rằng Lê Văn Thịnh không bằng lòng đề nghị của
Thành Trạc. Nhưng biết rằng cãi nhau với Trạc cũng vô ích, và muốn dùng lời
nhún nhường khéo léo để lay động những kẻ cầm quyền ở thượng cấp.
Thành Trạc hoặc tự xuyên tạc ý Văn Thịnh, hoặc không hiểu rõ, lại tâu
về triều rằng Văn Thịnh không đòi đất Vật Dương và Vật Ác nữa. Và xin
vua Tống giáng chiếu theo lời Trạc đề nghị. Vua Tống sai Hùng Bản xét lại
những công điệp và những điều diện nghị của Vãn Thịnh, thì thấy lời tâu
của Trạc không đúng.
Ngày 7 tháng 8 năm ấy (G. Ty 1084), vua trách rằng: "Đã sai Hùng Bản
bảo Thành Trạc bày tỏ những công điệp và những điều diện nghị của Lê
Văn Thịnh. Trong đó không thấy nói đến câu không dám tranh chiếm đất
251