Page 211 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 211

năm 1283 đến năm 1296 thì đƣợc dùng để khắc bia và điều đó

        chứng tỏ nó đã đƣợc định hình, đƣợc sử dụng khá nhuần nhuyễn.

               Trên nền tảng của chữ Xiêm cổ, chữ Lào có lẽ đƣợc hình

        thành muộn một chút. Hiện nay chƣa biết rõ chữ Lào xuất hiện


        vào lúc nào, chỉ biết rằng lời huấn thị của Pha Ngừm năm 1353

        đã là một văn bản có niên đại chính xác. Còn những bia khắc

        bằng chữ Lào sớm nhất mà hiện nay ngƣời ta biết đƣợc lại có


        niên đại tƣơng đối muộn-đó là các bia Vat That (Luôngphabang)

        năm 1548, bia Đonsai năm 1560 và Thạt Luông (Viêng Chăn)

        năm 1566.


               Nhƣ thế việc sáng tạo ra chữ viết và quá trình cải tiến nó của

        các cƣ dân Đông Nam Á không phải là một sự bắt chƣớc đơn

        giản mà là cả một quá trình công phu và sáng tạo, một thành tựu


        đáng kể về văn hóa của khu vực.

               Sự  tiếp  xúc  với  nền  văn  hóa  Ấn  Độ,  Trung  Hoa  đã  tăng

        thêm nguồn cảm hứng sáng tạo cho cƣ dân Đông Nam Á. Song,


        trong khi các vua chúa dồn hứng thú vào những công việc kiến

        trúc - đôi khi quá lớn so với tầm vóc của mình - thì ngƣời dân ở

        đây lại chuyển những tác phẩm văn hóa cổ đại đồ sộ từ ngoài

        đến thành những sáng tạo dân gian hợp với thủy thổ của xứ sở


        mình. Văn học Đông Nam Á chủ yếu tiếp nhận vốn văn học Ấn

        Độ. Những ảnh hƣởng đó đã làm cho nền văn học khu vực này

        mang nặng tính chất cung đình, đô thị, đồng thời cũng làm xuất


        hiện ở đây một dòng văn học chính thống, dòng văn học viết.

        Song, hàng chục thế kỉ trƣớc khi nền văn học viết ra đời, ở đây

        đã tồn tại một dòng văn học dân gian bắt nguồn từ chính cuộc

        sống lao động cần cù và đấu tranh kiên cƣờng của các dân tộc


        Đông Nam Á.
   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215   216