Page 214 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 214
đƣợc văn học viết tái tạo lại, có những truyện đã đƣợc nâng lên,
trở thành biểu tƣợng chung cho cả dân tộc. Văn học dân gian đã
có tác dụng làm nền tảng cho văn học viết hình thành và ngƣợc
lại văn học viết đã tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát
triển.
Cũng nhƣ nhiều lĩnh vực khác, khi nói đến nghệ thuật Đông
Nam Á một câu hỏi lớn đặt ra: Có một nền nghệ thuật chung cho
khu vực không? Nếu có thì nó đƣợc biểu hiện nhƣ thế nào? Quá
trình phát triển ra sao? Nếu coi Đông Nam Á nhƣ một khu vực
địa lí - lịch sử - văn hóa, ta sẽ tìm thấy nhiều nét tƣơng đồng về
nghệ thuật Đông Nam Á đƣợc quy định bởi những yếu tố bên
trong (điều kiện địa lí, lịch sử, văn hóa tộc ngƣời...) và những
yếu tố bên ngoài (ảnh hƣởng của nghệ thuật Trung Hoa và Ấn
Độ). Những nhân tố đó đã tạo nên ở Đông Nam Á những loại
hình và những phong cách nghệ thuật vừa độc đáo, vừa đậm đà
bản sắc dân tộc.
Thành ngữ của ngƣời Inđônêxia có câu "Thống nhất trong
đa dạng" rất thích ứng với ván hóa nói chung và nghệ thuật
Đông Nam Á nói riêng. Trong nghệ thuật, tuy mỗi dân tộc Đông
Nam Á đều có những nét riêng và đạt đƣợc những thành tựu
khác nhau, song trong một quá trình lịch sử, các cƣ dân ở đây
vẫn rất gần gũi với nhau trong phong tục, tập quán, trong nghệ
thuật ca, múa, nhạc, kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
Ngay từ thời đại kim khí, ở Đông Nam Á đã có một phong
cách nghệ thuật riêng mà nhiều ngƣời gọi là phong cách Đông
Sơn. Điều đó thể hiện qua những hoa văn trang trí trên gốm, trên
các hiện vật bằng đồng tìm thấy ở Thƣợng Lào, ở Campuchia,
Việt Nam, Thái Lan. Đặc biệt hoa văn hình chữ S với nhiều kiểu
khác nhau rất tiêu biểu trên trống đồng Đông Sơn đã trở thành