Page 215 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 215
mô típ trang trí phổ biến của đồ đồng và đồ gốm Đông Nam Á.
Phong cách của nghệ thuật Đông Sơn rất gần với tự nhiên, hình
học hóa tự nhiên một cách chính xác và cô đúc. Phong cách này
đã phát triển ổn định trong nhiều thế kỉ và đến nay vẫn còn để lại
dấu ấn trong nghệ thuật của nhiều dân tộc Đông Nam Á.
Trong lĩnh vực văn hóa vật chất, cƣ dân Đông Nam Á đã
sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo. Chiếc nhà sàn với quy mô
khác nhau là một biểu tƣợng văn hóa thích hợp với điều kiện khí
hậu nóng ẩm, ở các địa hình khác nhau. Cƣ dân Đông Nam Á cổ,
đàn ông thƣờng đóng khố, cởi trần, đàn bà mặc váy quấn, áo
chui đầu, ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình, xăm mặt. Loại áo chui
đầu đƣợc phân bố chủ yếu ở Mianma, Thái Lan, ở ngƣời Chin và
ngƣời Chăm vùng Nam Đông Dƣơng. Phụ nữ Đông Nam Á
ngoài áo ra còn có yếm, chiếc khố hình chữ T của cƣ dân cổ
Đông Nam Á đƣợc các nhà nghiên cứu cho rằng nó không
những là hình thức cổ xƣa nhất mà còn là hình thức trang phục
duy nhất.
Cƣ dân Đông Nam Á rất thích ca nhạc và múa tập thể. Ở bất
cứ đâu, ở bất cứ một bộ tộc nào dù nhỏ bé đến đâu, ngƣời ta
cũng thấy hàng chục làn điệu dân ca độc đáo: lăm, khắp, tỏm,
tơi, ăn - nang - xứ của các bộ tộc ngƣời Lào, hát xoan, hát ghẹo,
hát chèo, quan họ... của ngƣời Việt, đối ca của ngƣời Khơme,
hát bọ mạng, bỉ và túm của ngƣời Mƣờng, hát lƣợn của ngƣời
Tày... Nhƣng phổ biến nhất ở Đông Nam Á là hát đối nam - nữ.
Tuy là hát đối nam - nữ nhƣng chủ yếu là mang tính chất thử tài
ứng đối của nhau. Vào cuộc, ngƣời hát tự đặt ra những tình
huống về tình yêu, về cuộc sống, về sản xuất hay tôn giáo. Vì thế
cả nội dung và hình thức rất phong phú. Từ những cuộc hát đối,