Page 216 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 216
nhiều bài ca đẹp đã ra đời và làm giầu cho kho tàng văn nghệ
dân gian của các dân tộc.
Hát - múa là hình thức phổ biến và rất đƣợc ƣa thích của cƣ
dân Đông Nam Á. Những điệu múa cộng đồng ở đây khá đơn
giản: theo một điệu nhạc hay thậm chí theo nhịp gõ của bất cứ
một vật gì, ngƣời ta cũng có thể nhảy múa với những bƣớc chân
và những động tác tay nhẹ nhàng. Có lẽ vì thế mà loại nhạc cụ
truyền thống và quan trọng nhất của cƣ dân Đông Nam Á là
trống: từ trống đồng Đông Sơn, đến trống Bô ba-ha-mƣng, ki -
năng của ngƣời Chàm, trống sam - phô của ngƣời Khơme, ta -
phôn của ngƣời Lào, trống cơm của ngƣời Việt... Bên cạnh trống
còn có cồng, chiêng, nhị, sáo, khèn... là những nhạc cụ phổ biến
ở hầu hết các nƣớc Đông Nam Á.
Nói tới nghệ thuật Đông Nam Á không thể không nói tới
kiến trúc và điêu khắc. Cũng nhƣ nhiều loại hình nghệ thuật
khác, kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của kiến
trúc Ấn Độ (kiến trúc Hinđu và Phật giáo) và kiến trúc Hồi giáo.
Theo H. Pácmăngtiơ, kiểu kiến trúc Hinđu có thể chia làm hai
loại:
- Các đền thờ Hinđu ở Nam Ấn Độ đƣợc xây dựng từ đá
nguyên khối, là những tháp có bình đồ (cấu trúc) là hình vuông
hay chữ nhật.
- Các đền thờ Hinđu ở Bắc Ấn Độ đã chịu phần nào ảnh
hƣởng của kiến trúc Phật giáo nên các đền thờ ở đây ngoài tháp
chính còn có một số tháp phụ và các tháp đều có hình múi khế.
Cả 2 kiểu kiến trúc trên đều có mặt ở Đông Nam Á. Song
phổ biến hơn cả là kiểu kiến trúc tháp có bình đồ là hình vuông
hay chữ nhật. Điển hình của kiểu kiến trúc Hinđu ở Đông Nam
Á là tháp Chàm ở Việt Nam và Ăngco Vát ở Campuchia.