Page 212 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 212
Nền văn học dân gian có một vị trí đặc biệt trong đời sống
tinh thần của các cƣ dân Đông Nam Á. Các loại hình văn học
dân gian thƣờng xuất hiện trong các ngày hội lớn, nhỏ trong
những đêm vui chơi hò hẹn của trai gái, trong lao động sản xuất
và chiến đấu với thiên nhiên, với kẻ thù. Vì thế nó cũng gắn bó
chặt chẽ với các phong tục tập quán của cƣ dân; nó phản ánh
những tình cảm của con ngƣời đối với thiên nhiên, đất nƣớc, tình
cảm giữa con ngƣời với con ngƣời sống chung trong một cộng
đồng, ca ngợi những đức tính quý báu của con ngƣời lao động,
phản ánh những sự kiện lịch sử và những nhân vật lịch sử có ý
nghĩa quan trọng đối với toàn thể cộng đồng và đất nƣớc. Có nhà
nghiên cứu đã nhận xét rằng: nếu nhƣ ngƣời Ấn Độ và Trung
Quốc sớm biến huyền thoại, truyền thuyết thành "lịch sử" thì ở
Đông Nam Á, "lịch sử" lại dễ dàng đƣợc chuyển thành huyền
thoại và truyền thuyết. Hay nói cụ thể hơn, nếu ngƣời Ấn Độ và
Trung Quốc đã sớm đƣa một bộ phận văn học dân gian của mình
thành những tác phẩm thành văn đồ sộ, thì khi đến Đông Nam
Á, những tác phẩm này lại thƣờng đƣợc trả về cho văn học dân
gian.
Kho tàng văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á hết
sức phong phú về thể loại. Đó là những truyện thần thoại (nhƣ
Punha - Nhu - Nhơ của ngƣời Lào, Đẻ đất, đẻ nước của ngƣời
Thái, công cuộc tạo dựng đất nƣớc của ngƣời Mông, Prea
Thoong của ngƣời Khơme...), truyện truyền thuyết, truyện cổ
tích. Nội dung của những truyện này thƣờng gắn liền với quá
trình tạo dựng thế giới và vũ trụ, với quá trình hình thành các
bản, làng và các vƣơng quốc cổ.
Các truyện cƣời, truyện ngụ ngôn, truyện trạng... không chỉ
có tác dụng giải trí lành mạnh, mà còn có ý nghĩa răn đời, đấu