Page 208 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 208
trí, các đám rƣớc, dân nhạc, dân ca, dân vũ... Mức độ "lễ", "hội"
của từng lễ hội cụ thể không giống nhau. Lễ hội còn gắn liền và
hòa quyện với phong tục tập quán riêng của mỗi dân tộc.
Ngay từ khởi thủy, lễ hội truyền thống của các dân tộc Đông
Nam Á đều là lễ hội nông nghiệp do các cƣ dân nông nghiệp tiến
hành. Chính vì vậy các lễ hội ở đây đều đƣợc tổ chức theo mùa
(theo lịch tiết) nhƣ lễ hội mùa xuân, lễ hội mùa thu và đối tƣợng
cầu cúng chính trong các lễ hội là các vị thần nông nghiệp nhƣ
thần Đất, thần Nƣớc, thần Lửa, tín ngƣỡng phồn thực... Từ khi
có sự du nhập của các tôn giáo thì lễ hội của các cƣ dân Đông
Nam Á lại mang đậm màu sắc tôn giáo nhƣ phật giáo, Hồi giáo
hay Kitô giáo. Xuất phát từ đó, trong lễ hội truyền thống của các
dân tộc Đông Nam Á có nhiều nét tƣơng đồng.
Có thể nói sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa - lễ hội
truyền thống Đông Nam Á là một thực tế lịch sử. Nó đƣợc thể
hiện qua các lễ hội phổ biến ở tất cả các dân tộc Đông Nam Á
nhƣ Tết cổ truyền (ngƣời Việt - khoảng tháng hai; ngƣời Lào,
Campuchia, Thái Lan đều vào trung tuần tháng tƣ dƣơng lịch).
Để chuẩn bị cho việc đón năm mới, các cƣ dân Đông Nam Á đều
có tục lau rửa và dọn dẹp nhà cửa với ý nghĩa tống tiễn năm cũ
và đón năm mới; ngƣời ta cũng giã gạo, xay bột để làm các thứ
bánh, nấu các món ăn dân tộc. Tết năm mới của ngƣời Lào còn
đƣợc gọi là Bunpincay hay hội té nƣớc, mà thực chất là lễ hội
đón mừng mùa mƣa, cầu cho mƣa thuận gió hòa để sản xuất
nông nghiệp. Ở Campuchia, Thái Lan hay Mianma lễ hội năm
mới cũng có ý nghĩa tƣơng tự nhƣ vậy. Ở Campuchia các lễ hội
về đề tài nông nghiệp đƣợc tổ chức hầu nhƣ quanh năm, tháng
nào cũng có: hội thả diều (lễ cầu nắng) vào tháng giêng, lễ đóng
oản, lễ dâng lửa, hội ném cầu lửa vào tháng hai hoặc ba. Tết năm