Page 203 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 203

vƣơng triều. Vì thế ở đây đã mọc lên những đền - núi kì vĩ tƣợng


        trƣng cho vinh quang chói ngời của thời đại Ăngco.
               Phật giáo vào Campuchia ngay từ buổi đầu cùng với Ấn Độ

        giáo. Trong suốt thời kì Ăngco, Phật giáo tồn tại song song với


        tôn  giáo  thần  -  vua.  Bắt  đầu  từ  thời  Jayavarman  VII  (1181  -

        1219) đạo Phật mới hoàn toàn thay thế Ấn Độ giáo và trở thành

        quốc  giáo  của  ngƣời  Khơme.  Từ  đó  Phật  giáo  Tiểu  thừa  trở


        thành tôn giáo của cả tầng lớp quý tộc lẫn dân chúng. Đức Phật

        trở thành vị thần tối cao đối với mọi ngƣời, thay thế cho vua –

        thần. Ngôi chùa Phật bằng gỗ ấm cúng trở nên gẫn gũi với dân


        chúng  hơn  là  những  đền  núi  bằng  đá  uy  nghi  lạnh  lùng  thời

        Ăngco. Ngày nay Phật giáo Tiểu thừa vẫn là tôn giáo chính của

        Campuchia. Mỗi làng đều có một ngôi chùa riêng và thờ phật đã


        trở thành trung tâm văn hóa của các bản làng gần xa. Phật giáo

        góp phần đáng kể vào việc liên kết mọi thành viên trong xã hội

        Campuchia vào một nền văn minh chung.


               Phật giáo cũng đã có mặt ở Mianma, Thái Lan, Malaixia từ

        rất  sớm.  Theo  nguồn  dữ  liệu  cổ  của  Xri  Lanca  -  cuốn  Maha

        Vamsa và bút tích số 13 của vua Asôka thì sau khi định đô ở

        Pataliputra,  Asôka  đã  phái  9  đoàn  truyền  giáo  ra  nƣớc  ngoài,


        trong  đó  có  một  đoàn  gồm  3  cao  tăng  đã  tới  vùng  đất  vàng

        (Suvacnabumi)  ở  phía  Đông.  Vào  những  thế  kỉ  đầu  công

        nguyên, hai thành phố Thatơn và Prôme đã là những trung tâm


        Phật giáo nổi tiếng. Tại đây ngƣời ta đã tìm thấy những kiến trúc

        Xtupa bằng đá, tƣợng Phật A di đà và Quan thế âm Bồ Tát, cả

        một "cuốn sách" gồm 20 tờ "giấy" bằng vàng khắc các đoạn kinh

        Phật thuộc phái Tiểu thừa và hàng trăm bảng tạ lễ bằng đất nung


        có khắc những đoạn kinh Xanxcrit thuộc phái Đại thừa. Có lẽ

        Phật giáo đã phát triển ở đây cho đến thế kỉ IX thì bị suy yếu dần
   198   199   200   201   202   203   204   205   206   207   208