Page 204 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 204
để rồi đến đầu thế kỉ XI, bắt đầu từ thời Pagan, lại hƣng thịnh và
trở thành quốc giáo của Mianma. Thời kì Pagan là thời kì xây
dựng các công trình tôn giáo vĩ đại có một không hai trong lịch
sử Mianma. Chỉ riêng ở Pagan đã có tới 13.000 công trình lớn
nhỏ và trải qua nhiều lần thiên tai, địch họa đến nay vẫn còn gần
5000 chùa tháp. Không phải ngẫu nhiên mà ngƣời ta thƣờng gọi
Mianma là đất nƣớc Chùa Vàng.
Ở miền Trung Thái Lan đặc biệt là ở Nakhon Pathom đã
phát hiện đƣợc nhiều di tích phật giáo cổ nhƣ các bánh xe luân
hồi bằng đá, các tấm thờ có hình Phật bằng đất nung. Ngoài ra
các hình Phật còn tìm thấy ở Nakhon Rachasima (Còrạt), ở
Sungai Kolôc (Narathivat)... đều thuộc phong cách Amaravati
của Ấn Độ (thế kỉ I - III). Điều đó chứng tỏ Phật giáo Tiểu thừa
đã có mặt ở Thái Lan rất sớm, ít nhất cũng từ những thế kỉ đầu
của công nguyên. Dòng Phật giáo này còn tồn tại ở miền Trung
Thái Lan trong phạm vi của vƣơng quốc Môn Đơvaravati và đã
tạo nên ở đây một phong cách nghệ thuật độc đáo - phong cách
Đơvaravati.
Trong khi đó ở vùng ven biển phía Nam bên bờ Vịnh Thái
Lan là nơi truyền bá của Phật giáo Đại thừa. Theo một số nguồn
sử liệu vào năm 417, một đoàn truyền giáo của vua Kusana do
cao tăng Kushƣhara dẫn đầu đã đến Xumatơra rồi sang Giava và
ngƣợc lên Campuchia. Ở Bukit Xeguntang gần Palembang
(Xumatơra), ở phía Nam tỉnh Giembe (Đông Giava) ở Xêpaga
(đảo Xêlêbet) thuộc Inđônêxia đã tìm thấy những điêu khắc thể
hiện Đức Phật có niên đại thế kỉ II - III. Sau đó vào thế kỉ VII
một cao tăng Ấn Độ là Đhamapala đã đến Xumatơra. Ông là
ngƣời đặt nền móng cho Phật giáo Đại thừa - một dòng tại vùng
quần đảo Inđônêxia. Từ đầu thế kỉ VII cả một vùng rộng lớn bao