Page 199 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 199
mỗi dân tộc đƣợc phát triển liên tục trong suốt chiều dài lịch sử.
Xét về cội nguồn, Đông Nam Á có những đặc điểm văn hóa
chung, tạo nên tính thống nhất của cƣ dân toàn vùng. Theo một
số nhà nghiên cứu thì cƣ dân Đông Nam Á có những nét chung,
thống nhất về mặt văn hóa vì cƣ dân ở đây có chung một nền
tảng văn hóa Nam Á, lấy sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc làm
phƣơng thức hoạt động kinh tế là chính. Là cộng đồng các cƣ
dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc, Đông Nam Á không những bao
chứa những nét tƣơng đồng trong canh tác với hệ thống thủy lợi,
mà còn có đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú trong
đó bao trùm tất cả là chu trình của đời sống nông nghiệp lúa
nƣớc. Vì thế từ những truyện thần thoại đến lễ hội; từ phong tục
tập quán đến âm nhạc nghệ thuật, kể cả múa hát... đều ít nhiều
chịu ảnh hƣởng và phản ánh đời sống của cƣ dân nông nghiệp
trồng lúa nƣớc.
1. Cũng nhƣ nhiều dân tộc khác trên thế giới, ở giai đoạn
phát triển đầu tiên của mình khi mà nhà nƣớc chƣa ra đời, các cƣ
dân Đông Nam Á chƣa có hệ thống tôn giáo hoàn chỉnh. Những
ngƣời đã dùng thuyết "vạn vật hữu linh" để chỉ tất cả những hình
thức tín ngƣỡng, thờ tự ở Đông Nam Á trƣớc khi Phật giáo, Hồi
giáo và Kitô giáo truyền bá tới khu vực này.
Trong số các hình thức tín ngƣỡng nguyên thủy thì bái vật
giáo là hình thức xuất hiện sớm hơn cả. Những ý niệm bái vật
giáo xƣa nhất là những ý niệm về sức mạnh siêu nhiên của tự
nhiên.
Theo quan niệm của ngƣời Lào, trong thế giới vô hình mà
con ngƣời cảm thấy đƣợc có vô vàn những phi (ma): phi rừng,
phi núi, phi lửa, phi ruộng... Chúng có ảnh hƣởng lớn đến đời
sống con ngƣời. Ngƣời Xacuđai ở Inđônêxia tin rằng mọi vật từ