Page 196 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 196

cơ sở của văn tự Phạn, ngƣời Khơme đã sáng tạo ra chữ Khơme

        cổ vào thế kỉ thứ VII và sớm hơn nữa, từ thế kỉ thứ IV ngƣời

        Chăm đã có chữ viết riêng của mình. Cùng với tổng thể kiến trúc

        Bôrôbuđua  ở  Giava,  khu  đền  Ăngco  Vát  và  Ăngco  Thom  ở


        Camphuchia, That Luông ở Lào, Tháp Chàm ở Việt Nam..., vừa

        mang dáng dấp của kiến trúc Ấn Độ, vừa có những nét riêng độc

        đáo của từng dân tộc là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng


        không chỉ của Đông Nam Á mà của cả loài ngƣời.

               Từ khoảng đầu công nguyên đến thế kỉ thứ VII, hàng loạt

        quốc gia sơ kì đã đƣợc hình thành và phát triển ở khu vực phía


        Nam của Đông Nam Á lục địa. Vùng Nam Trung Bộ Việt Nam

        có vƣơng quốc Chămpa, vùng trung và hạ lƣu Mê Công có các

        vƣơng quốc Sresthapura, Isanapura, Naravara và Phù Nam. Trên


        bán đảo Mã Lai có các vƣơng quốc Lankasuka, Tambralinga và

        các nƣớc Tumasic ở gần Xingapo ngày nay. Trong số các vƣơng

        quốc  này,  thì  Phù  Nam  là  vƣơng  quốc  hùng  mạnh  và  có  tầm


        quan trọng hơn cả.

               Trên lƣu vực sông Mê  Nam và  Iraoađi,  vào  những thế kỉ

        đầu công nguyên là địa bàn sinh sống chủ yếu của ngƣời Môn.

        Thƣ  tịch  cổ  Trung  Hoa  có  nói  tới  một  "thuộc  quốc"  của  Phù


        Nam ở vùng này là nƣớc Xích Thổ. Sau đó vào nửa sau thế kỉ

        VII và thế kỉ VIII ở đây còn xuất hiện một vƣơng quốc khác của

        ngƣời Môn là Đvaravati.


               Lƣu vực sông Iraoađi là địa bàn cƣ trú của ngƣời Môn, Pyu

        và Miến. Từ thế kỉ V, ở khu vực này đã xuất hiện những địa

        điểm quần cƣ - trung tâm Phật giáo ở Thatơn và Prôme. Đến thế

        kỉ VII và thế kỉ VIII các nhà sƣ Trung Hoa nhƣ Nghĩa Tĩnh và


        Huyền Trang có nói tới một vƣơng quốc Sri Ksetra của ngƣời

        Pyu ở vùng Prôme.
   191   192   193   194   195   196   197   198   199   200   201