Page 191 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 191

Tabon (Philippin) có niên đại 30.500 năm đã cho thấy quá trình

        chuyển biến từ vƣợn thành ngƣời ở Đông Nam Á là trực tiếp và

        liên tục.

               Cùng sinh tụ trên một khu vực địa lí, cƣ dân Đông Nam Á


        đã sáng tạo ra một nền văn hóa bản địa có cội nguồn chung từ

        thời tiền sử và sơ sử trƣớc khi tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa

        và Ấn Độ. Quá trình phát triển liên tục của các nền văn hóa khảo


        cổ ở Đông Nam Á đã chứng tỏ điều đó.

               Sau giai đoạn đó đá cũ với những di chỉ nổi tiếng nhƣ núi

        Đọ,  núi  Quan  Yên,  Xuân  Lộc  (Việt  Nam),  Anya  (Mianma),


        Pingnoi (Thái Lan), Tampan (Malaixia), Cabaloan (Philippin)...

        ngƣời ta vẫn thấy có sự phát triển liên tục từ đồ đá giữa đến sơ kì

        đồ sắt ở Đông Nam Á.


               Điển hình của thời đại đồ đá giữa của khu vực là văn hóa

        Hòa Bình với loại hình công cụ đặc trƣng là những viên cuội

        đƣợc ghè đẽo trên cả hai mặt, rìu đá cuội có lƣỡi ở một đầu, chày


        nghiền...

               Kĩ thuật chế tác đá Hòa Bình đã có mặt trên nhiều địa điểm

        ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Inđônêxia.. Sự giống

        nhau của kĩ thuật chế tác đá thuộc văn hóa Hòa Bình đã khiến


        cho nhiều nhà nghiên cứu cho rằng văn hóa Hòa Bình là một nền

        văn  hóa  chung  của  cả  Đông  Nam  Á.  Vì  thế  một  số  ngƣời  đã

        dùng khái niệm "phức hợp kĩ thuật Hòa Bình" để chỉ một truyền


        thống kĩ thuật ghè đẽo chung cho cả khu vực.

               Đến thời đại đá mới, mặc dù có những con đƣờng phát triển

        kĩ thuật khác nhau giữa Đông Nam Á lục địa và Hải đảo mà có

        ngƣời đã gọi là những con đƣờng hậu Hòa Bình, ngƣời ta vẫn


        không thể không thừa nhận sự đồng đều cơ bản về trình độ chế

        tác đá thời kì đá mới ở Việt Nam và các vùng khác của khu vực.
   186   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196