Page 186 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 186
Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó
thì đến nay nhiều ngƣời đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế
kỉ XVI, Đông Nam Á đã nổi lên nhƣ một trong những trung tâm
văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa trƣớc khi trở
(2)
thành một khu vực địa lí - chính trị.
Đƣơng nhiên trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam
Á chịu ảnh hƣởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác
động ấy không vì thế mà biến vùng này thành khu vực "Ấn Độ
hóa" hay "Hán hóa" mà nó đã "lựa chọn những gì thích hợp
trong thế giới Đraviđa, đồng thời phục tùng các đặc điểm của
(3)
mình, chứ không phải tiếp thu tất cả những gì xa lạ với họ."
Do điều kiện địa lí của mình, Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng
chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tƣơng đối rõ rệt: mùa khô
lạnh, mát và mùa mƣa tƣơng đối nóng và ẩm. Vì thế Đông Nam
Á còn đƣợc gọi là khu vực "châu Âu gió mùa". Nếu theo khái
niệm này thì ranh giới địa lí khu vực Đông Nam Á còn bao gồm
cả miền Nam Trƣờng Giang và vùng Đông Bắc Ấn Độ nữa.
Chính gió mùa và khí hậu biển làm cho khí hậu vùng Đông
Nam Á đáng lẽ có thể trở nên khô cằn nhƣ một số khu vực lục
địa khác có cùng vĩ độ, nhƣng nó đã trở nên xanh tốt và trù phú
với những đô thị đông đúc và thịnh vƣợng nhƣ Kuala-Lumpua,
Xingapo, Giacata... Gió mùa kèm theo những cơn mƣa nhiệt đới
đã cung cấp đủ nƣớc cho con ngƣời dùng trong đời sống và sản
xuất hàng năm, tạo nên những cánh rừng nhiệt đới phong phú về
thảo mộc và chim muông. Đông Nam Á từ lâu đã trở thành quê
hƣơng của những cây gia vị, cây hƣơng liệu đặc trƣng nhƣ hồ
tiêu, sa nhân, đậu khấu, hồi, quế, trầm hƣơng... và cây lƣơng
thực đặc trƣng là lúa nƣớc. Theo một số nhà nghiên cứu thì cƣ
dân Đông Nam Á có những nét chung thống nhất về mặt văn hóa