Page 181 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 181

triều Hán thi hành chính sách "sát cứ" tức là giao cho các

               quan địa phƣơng khảo sát và tiến cử những ngƣời có tài có

               đức trong khu vực do mình cai trị. Những ngƣời đƣợc cử

               thƣờng  đƣợc  gọi  là  "hiếu  liêm",  "mậu  tài",  "hiền  lƣơng


               phƣơng chính" v.v...

                       Thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Trung Quốc thi hành

               chế  độ  "cửu  phẩm  trung  chính”.  Triều  đình phái  các viên


               quan gọi là "trung chính" về các địa phƣơng căn cứ theo tài

               năng và đức hạnh, chia những ngƣời có học thức ở trong

               vùng thành 9 hạng để nhà nƣớc tùy tài mà bổ dụng.


                       Những biện pháp sát cử và cửu phẩm trung chính này

               đều không tránh khỏi tiêu cực. Thông thƣờng chỉ có con em

               dòng dõi quý tộc đƣợc lựa chọn, còn những ngƣời khác tuy


               có tài năng cũng ít khi đƣợc tiến cử.

               - Thời Tùy Đƣờng: Bắt đầu từ thời Tùy, chế độ khoa cử mới

        đƣợc đặt ra, khoa thi đầu tiên gọi là khoa Tiến sĩ, nội dung thi là


        văn học.

               Đến đời Đƣờng, số khoa thi càng nhiều, gồm có: Tú tài (về

        sau bỏ), Minh kinh (hiểu rõ kinh sách), Minh pháp (nắm vững

        pháp luật), Minh toán (giỏi toán), Minh thƣ (giỏi viết chữ), trong


        đó quan trọng nhất là hai khoa Tiến sĩ và Minh kinh (Tiến sĩ cao

        hơn Minh kinh).

               Những ngƣời mới đỗ Tiến sĩ đƣợc dự yến vào vƣờn hạnh


        Tràng An, gọi là Thám hoa yến. Thời Đƣờng đỗ Tiến sĩ chỉ mới

        đủ tƣ cách để làm quan, còn muốn có quan chức thực sự thì phải

        thi kì thi tuyển của bộ Lại, nếu trúng tuyển mới trở thành quan

        lại.


               - Thời Tống: Tiếp tục thực hiện chế độ thời Đƣờng nhƣng

        có một số quy định mới:
   176   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186