Page 177 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 177
Để thực hiện thuyết kiêm ái, "kẻ có sức phải giúp đỡ
người khác, kẻ có của phải chia sẻ cho người khác, kẻ hiểu
biết phải dạy dỗ người khác." Hơn nữa phải tạo điều kiện
cho những người già cả không vợ con thì có nơi nuôi dưỡng
cho hết tuổi già, những trẻ nhỏ mò côi không có cha mẹ thì
có nơi nương tựa để khôn lớn".
Xuất phát từ hạt nhân tƣ tƣởng kiêm ái ấy, Mặc Tử đề
xƣớng chủ trƣơng tiêt kiệm (tiết dụng), vì nếu sống xa xỉ thì phải
"giật cái ăn cái mặc của dân". Đồng thời, Mặc Tử phản đối việc
nghe âm nhạc, phản đối việc tổ chức đám tang linh đình, đặc biệt
phản đối các cuộc chiến tranh xâm lƣợc, vì nó "tàn hại muôn
dân", "làm kiệt quệ của cải của trăm họ trong thiên hạ".
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng chủ yếu của Mặc Tử cũng là lòng thƣơng
ngƣời, nhƣng thuyết "kiêm ái" của Mặc gia khác chữ "nhân" của
Nho gia ở chỗ đây là tình thƣơng không có phân biệt thân sơ. Vì
thế Mạnh Tử đã công kích Mặc gia là "không cha" mà không
cha là cầm thú.
Trong việc tổ chức bộ máy nhà nƣớc, Mặc Tử chủ trƣơng
ngƣời có tài đức (thƣợng hiền). Hễ bất cứ ai, kể cả nông dân và
thợ thủ công, nếu có tài năng thì có thể đƣa lên chức vị cao, nếu
ai ngu đần thì hạ xuống, dù là dòng họ quý tộc, cho nên các quan
không phải cứ sang trọng mãi, dân không phải hèn hạ suốt đời.
Tóm lại, tƣ tƣởng của Mặc Tử có mặt phản ánh nguyện
vọng của nhân dân lao động, nhƣng thuyết kiêm ái của ông rõ
ràng là mang tính không tƣởng, vì vậy không đƣợc giai cấp
thống trị áp dụng. Sau khi Mặc Tử chết, phái chính thống của
Mặc gia phát triển thành phái hiệp khách chuyên phục vụ cho
một số vua chúa quý tộc.