Page 172 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 172
Đạo Năm Đấu Gạo do Trƣơng Lăng thành lập ở Tứ Xuyên.
Vì những ngƣời theo đạo phải nộp 5 đấu gạo nên gọi nhƣ vậy,
lại vì Trƣơng Lăng tự xƣng là Thiên Sƣ nên còn gọi là đạo Thiên
Sƣ.
Đạo Năm Đấu Gạo tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là "Thái
thƣợng lão quân", lấy sách Lão Tử làm kinh điển. Sau khi
Trƣơng Lăng chết, con là Trƣơng Hoành, cháu là Trƣơng Lỗ tiếp
tục truyền đạo ở Tứ Xuyên, Trƣơng Lỗ thành lập một chính
quyền hợp nhất với tôn giáo, tự xƣng là sƣ quân. Ở trong vùng
kiểm soát của mình, đạo Năm Đấu Gạo thành lập các "nghĩa xá",
trong đó treo gạo thịt để cung cấp cho ngƣời đi đƣờng ăn uống
không phải trả tiền. Chính quyền của Trƣơng Lỗ tồn tại đƣợc 30
năm, sau bị Tào Tháo đàn áp.
Đạo giáo chính thống: Sau khi đạo Thái Bình và đạo Năm
Đấu Gạo bị đàn áp, Đạo giáo bắt đầu phân hóa: một bộ phận vẫn
lƣu truyền trong dân gian, còn một bộ phận khác thì biến thành
Đạo giáo chính thống.
Những ngƣời có vai trò quan trọng trong việc cải biến các
hình thức Đạo giáo đầu tiên thành Đạo giáo chính thống là Cát
Hồng, Khấu Liêm Chi, Lục Tu Tĩnh... sống vào thời Tấn, Nam
Bắc triều.
Cát Hồng (238-363) chủ trƣơng kết hợp Đạo giáo với Phật
giáo và Nho giáo lập thành Đạo Kim Đan của quý tộc.
Khẩu Liêm Chi vốn là giáo đồ đạo Thiên Sƣ. Ông chủ
trƣơng bỏ các phù phép của đạo Năm Đấu Gạo, đặt ra các quy
tắc mới lập nên đạo Thiên Sƣ mới gọi là đạo Bắc Thiên Sƣ.
Lục Tu Tĩnh kết hợp đạo Thiên Sƣ với đạo Kim Đan làm
một đồng thời dựa vào nghi thức của Phật giáo để đặt ra nghi
thức cho Đạo giáo. Tôn giáo của Lục Tu Tĩnh đƣợc gọi là đạo