Page 169 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 169
soạn một quyển sách gồm hai thiên nói về "đạo" và "đức" hơn
5.000 chữ. Đó là cốt lõi của quyển Lão Tử (về sau còn gọi là
Đạo đức kinh).
Về mặt triết học, Lão Tử cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là
"đạo". Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra
vạn vật. Sau khi sự vật đƣợc tạo ra thì phải có quy luật để duy trì
sự tồn tại của nó, quy luật ấy gọi là "đức". Nhƣ vậy đạo đức ở
đây là một phạm trù thuộc về triết học, khác với đạo đức của
Nho gia là thuộc về phạm trù luân lí.
Đồng thời, Lão Tử đã nhận thức đƣợc các mặt đối lập trong
thế giới khách quan nhƣ phúc và họa, cứng và mềm, dài và ngắn
cùng so sánh, cao và thấp cùng làm rõ sự khác nhau.
Nhƣ vậy, tƣ tƣởng triết học của Lão Tử vừa có yếu tố duy
vật vừa có yếu tố biện chứng thô sơ.
Về cách quản lí đất nƣớc, Lão Tử chủ trƣơng vô vi, nƣớc
nhỏ, dân ít và ngu dân. Ông cho rằng cách tốt nhất làm cho xã
hội đƣợc thái bình là giai cấp thống trị không can thiệp đến đời
sống của nhân dân, không thu thuế quá nhiều, không sống xa
hoa. Đồng thời nên quay lại thời kì vừa thoát thai khỏi xã hội
nguyên thủy, không cần chữ viết, không cần vũ khí, thuyền xe.
Còn đối với nhân dân thì chỉ cần làm cho "tâm hồn họ trống rỗng
nhƣng bụng họ thì no, chí của họ yếu nhƣng xƣơng cốt của họ
mạnh". Nhƣ vậy họ sẽ không biết gì và không có ham muốn.
Trang Tử (khoảng 369-286 TCN) tên là Trang Chu, ngƣời
nƣớc Tống, sống vào thời Chiến Quốc.
Về mặt triết học, kế thừa tƣ tƣởng của Lão Tử, Trang Tử
cũng cho rằng "đạo" là nguồn gốc của sự vật, trời đất, thần
thánh. Đồng thời từ chỗ cho vạn vật đều do đạo sinh ra, ông đã
đi đến chỗ phủ nhận tồn tại khách quan, cho rằng "trời đất và ta