Page 164 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 164
Năm 136 TCN, chấp nhận ý kiến của Đổng Trọng Thƣ, Hán
Vũ Đế đã ra lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho thuật" (bỏ các
phái khác đề cao một mình phái Nho). Từ đó Nho gia bắt đầu trở
thành hệ tƣ tƣởng chính thống của xã hội Trung Quốc.
Đến Đổng Trọng Thƣ, học thuyết Nho gia đƣợc phát triển
thêm một bƣớc, nhất là về tƣ tƣởng triết học và đạo đức.
Về triết học, Đổng Trọng Thƣ có hai điểm mới đó là thuyết
"thiên nhân cảm ứng" tức là quan hệ tác động qua lại giữa trời và
ngƣời, đồng thời dùng âm dƣơng ngũ hành để giải thích mọi sự
vật.
Đổng Trọng Thƣ khẳng định: "Trời là thủy tổ của muôn
vật cho nên bao trùm tất cả không có ngoại lệ". Trong muôn
vật, do tinh túy của trời đất sinh ra, không gì quý bằng con
người. Giữa trời và người lại có mối quan hệ qua lại. Khi
quốc gia sắp bị hư hỏng về sự mất đạo, trời đem tai biến để
trách bảo. Đã trách bảo mà người không biết tự xét, trời
đem quái dị để làm cho sợ hãi. Thế mà người vẫn không biết
đổi thì sự bại vong mới đến". Ngược lại, sự cố gắng hết sức
của con người cũng có thể tác động đến trời.
Đồng thời Đổng Trọng Thƣ còn dùng thuyết âm dƣơng ngũ
hành để kết hợp với thuyết trời sinh vạn vật của ông do đó ông
cũng phát triển thuyết âm dƣơng ngũ hành thêm một bƣớc.
Ông cho rằng: "Giữa trời đất, có hai khí âm dương bao
trùm lấy con người giống như nước thường ngập con cá,
chỗ khác với nước là có thể thấy và không thể thấy mà
thôi". Trong hai yếu tố âm dương, Đổng Trọng Thư quyết
đoán rằng trời trọng dương, không trọng âm.
Đối với ngũ hành, Đổng Trọng Thƣ nêu ra quy luật là liền
nhau thì sinh ra nhau, cách nhau thì thắng nhau.