Page 162 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 162
- Mạnh Tử (371-289 TCN)
Mạnh Tử ngƣời nƣớc Trâu (ở Sơn Đông ngày nay) là học
trò của Tử Tƣ (tức Khổng Cấp) cháu nội của Khổng Tử. Ông là
ngƣời kế thừa và phát triển học thuyết Nho gia thêm một bƣớc.
Quan điểm triết học của Mạnh Tử trƣớc hết biểu hiện ở lòng
tin vào mệnh trời. Mọi việc ở đời đều do trời quyết định. Tuy
vậy, những bậc quân tử nhờ tu dƣỡng đã đạt đến mức cực thiện
cực mĩ cũng có thể cảm hóa đƣợc ngoại giới.
Về đạo đức, tƣ tƣởng Mạnh Tử có hai điểm mới:
Một là, Mạnh Tử cho rằng đạo đức của con ngƣời là một
yếu tố bẩm sinh gọi là tính thiện. Tính thiện ấy có sẵn từ khi con
ngƣời mới sinh ra và đƣợc biểu hiện ở bốn mặt là nhân, nghĩa,
lễ, trí. Trên cơ sở những biểu hiện đạo đức bẩm sinh ấy, nếu
đƣợc giáo dục tốt thì sẽ đạt đến chỗ cực thiện. Ngƣợc lại, nếu
không đƣợc giáo dục thì bản tính tốt sẽ mất đi và tiêm nhiễm
tính xấu.
Hai là, trong bốn biểu hiện đạo đức nhân, nghĩa, lễ, trí,
Mạnh Tử coi trọng nhất là nhân nghĩa, do đó không chú ý đến
lợi. Nếu từ vua quan đến dân thƣờng đều tranh nhau lợi thì nƣớc
sẽ nguy. Trái lại, chƣa từng thấy ngƣời có nhân lại bỏ rơi ngƣời
thân, chƣa từng thấy ngƣời có nghĩa lại quên vua.
Về chính trị, Mạnh Tử nhấn mạnh hai vấn đề là nhân chính
và thống nhất. Tƣơng tự nhƣ ý kiến của Khổng Tử, Mạnh Tử
giải thích rằng sở dĩ phải thi hành đƣờng lối nhân chính tức là
dùng đạo đức để trị nƣớc là vì "dùng sức mạnh để bắt ngƣời ta
phục thì không phải là ngƣời ta phục từ trong lòng mà vì sức
không đủ. Lấy đức để làm cho ngƣời ta phục thì trong lòng
ngƣời ta vui và thực sự là phục vậy".