Page 166 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 166
đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ trật tự của xã hội
phong kiến ở Trung Quốc.
Về chính trị, Đổng Trọng Thƣ không có chủ trƣơng gì mới
mà chỉ cụ thể hóa tƣ tƣởng của Khổng Mạnh trong hoàn cảnh
lịch sử mới nhƣ hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo, hạn chế sự
chiếm đoạt ruộng đất, bỏ nô tì, trừ các tệ chuyên quyền giết
ngƣời, giảm nhẹ thuế khóa, bỏ bớt lao dịch, chú trọng việc giáo
dục.
Nhƣ vậy, với những ý kiến bổ sung của Đổng Trọng Thƣ,
các tƣ tƣởng triết học, đạo đức, chính trị của Nho gia đã đƣợc
hoàn chỉnh. Đến thời kì này tƣ tƣởng Nho gia rất đƣợc đề cao và
thƣờng đƣợc gọi là Nho giáo. Đồng thời Khổng Tử đƣợc tôn làm
giáo chủ của đạo Học.
- Sự phát triển của Nho học đời Tống.
Từ đời Hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tƣ tƣởng chủ yếu
của Trung Quốc. Cũng từ đời Hán, Phật giáo bắt đầu truyền vào
Trung Quốc và Đạo giáo ra đời. Từ đó, có nhiều nhà Nho cho
rằng triết học của Nho gia quá đơn giản, do đó đã học tập một số
yếu tố của hai học thuyết kia, đồng thời khai thác các thuyết âm
dƣơng ngũ hành... để bổ sung cho triết lí Nho gia thêm phần sâu
sắc.
Điểm chung của các nhà Nho đời Tống là muốn giải thích
nguồn gốc của vũ trụ và giải thích mối quan hệ giữa tinh thần và
vật chất mà họ gọi là lí và khí. Nói chung họ đều cho rằng lí có
trƣớc khí, vì vậy họ đƣợc gọi chung là phái lí học.
Ngƣời đầu tiên khởi xƣớng lí học là Chu Đôn Di (1017-
1073). Ông cho rằng nguồn gốc của Vũ trụ là thái cực, cũng gọi
là vô cực. Thái cực có hai thể: động và tĩnh. Động sinh ra dƣơng,
động cực rồi lại tĩnh. Tĩnh thì sinh ra âm, tĩnh cực rồi lại động.