Page 167 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 167
Âm dƣơng tác động với nhau mà sinh ra ngũ hành rồi sinh ra vạn
vật. Ông còn thể hiện ý kiến của mình trong một biểu đồ nên tác
phẩm của ông gọi là "Thái cực đồ thuyết".
Đồng thời với Chu Đôn Di còn có Thiệu Ung (1011-1077)
cũng cho rằng thái cực là nguồn gốc của Vũ trụ. Tiếp đó, thái
cực sinh lƣỡng nghi (âm dƣơng), lƣỡng nghi sinh tứ tƣợng (thái
dƣơng, thiếu dƣơng, thái âm, thiếu âm; hoặc Xuân, Hạ, Thu,
Đông; hoặc Thủy, Hỏa, Mộc, Kim), tứ tƣợng sinh bát quái, bát
quái tạo thành 64 quẻ, 64 quẻ ấy bao gồm tất cả mọi quy luật của
sự vật.
Sau Chu Đôn Di và Thiệu Ung, thời Tống còn có nhiều nhà
lí học nổi tiếng nhƣ hai anh em Trình Hạo (1032-1085), Trình Di
(1033-1107), Chu Hy (1130-1200) v.v... Ngoài việc nghiên cứu
về mối quan hệ giữa lí và khí, Trình Di và Chu Hy còn nêu ra
phƣơng pháp nhận thức "cách vật trí tri" nghĩa là phải thông qua
việc nghiên cứu các sự vật cụ thể để hiểu đƣợc cái lí của sự vật
tức là cái khái niệm trừu tƣợng. Hai ông còn tách hai thiên Đại
Học và Trung Dung trong sách lễ kí thành hai sách riêng. Từ đó,
Đại Học, Trung Dung đƣợc gộp với Luận ngữ, Mạnh Tử thành
bộ kinh điển thứ hai gọi là Tứ thư.
Do quá tôn sùng và lĩnh hội một cách máy móc các ý kiến
của những ngƣời sáng lập Nho giáo nên Nho giáo đời Tống đã
trở nên bảo thủ và khắt khe hơn trƣớc.
Tóm lại, với tƣ cách là hệ tƣ tƣởng chỉ đạo đƣờng lối trị
nƣớc ở Trung Quốc trên 2.000 năm, Nho giáo đã đóng góp quan
trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dƣỡng đạo đức, phát triển
văn hóa giáo dục. Nhƣng đến cuối xã hội phong kiến, do mặt
phục cổ, bảo thủ của nó, Nho gia đã có trách nhiệm rất lớn trong