Page 171 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 171
Các bài viết của Trang Tử và một số ngƣời thuộc phái Đạo
gia đời sau đƣợc chép thành sách Trang Tử đến đời Đƣờng đƣợc
gọi là Nam Hoa kinh.
- Đạo giáo:
Từ thời cổ đại, trong xã hội Trung Quốc đã tồn tại các hình
thức mê tín nhƣ cúng tế quỷ thần, phù phép đồng bóng, bói toán,
đặc biệt là tƣ tƣởng tin vào thần tiên. Tƣơng truyền rằng ở ngoài
biển khơi có ba ngọn núi tên là Bồng Lai, Phƣơng Trƣơng và
Doanh Châu. Ngƣời ta có thể đi thuyền ra các nơi đó gặp tiên để
xin thuốc trƣờng sinh bất tử. Đến thời Đông Hán, những hình
thức mê tín ấy kết hợp với học thuyết Đạo gia đã dẫn đến sự ra
đời của Đạo giáo.
Vị đạo sĩ đƣợc sử sách nói đến đầu tiên là Vu Cát, tác giả
sách Thái Bình kinh sống vào giữa thế kỉ II. Nội dung của sách
này gồm có âm dƣơng, ngũ hành, phù phép, đồng bóng, ma quỷ.
Đến cuối thế kỉ II, Đạo giáo chính thức ra đời với hai phái giáo:
đạo Thái Bình và đạo Năm Đấu Gạo.
Ngƣời truyền bá đạo Thái Bình là Trương Giác, ông lấy
Thái Bình kinh làm kinh điển nên tôn giáo của ông đƣợc gọi nhƣ
vậy. Đạo Thái Bình một mặt tuyên truyền việc trƣờng sinh bất
tử, dùng phù phép tàn hƣơng nƣớc lã để chữa bệnh; mặt khác đề
xƣớng chủ nghĩa bình quân, chủ trƣơng ai cũng phải lao động,
có làm mới có ăn, phản đối bọn thống trị vơ vét tài sản, mà
không cứu giúp nhân dân nghèo khổ.
Đạo Thái Bình đã đƣợc truyền bá trong phạm vi khá rộng,
số tín đồ lên đến mấy trăm ngàn ngƣời. Năm 184, dƣới sự lãnh
đạo của Trƣơng Giác, tín đồ Đạo Thái Bình nổi dậy khởi nghĩa,
lịch sử gọi là khởi nghĩa của quân khăn vàng, nhƣng đã bị đàn áp
đẫm máu, Đạo Thái Bình tan rã.