Page 176 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 176

sách vở, lấy pháp luật để dạy, không cần lời nói của các vua

               đời trước, dùng quan lại làm thầy giáo".

               Phải thừa nhận  rằng phái  Pháp gia  chủ  trƣơng  dùng pháp

        luật để trị nƣớc là đúng đắn. Nhờ vậy, nƣớc Tần đã trở nên hùng


        mạnh  và  thống  nhất  đƣợc  Trung  Quốc.  Nhƣng  mặt  khác  phái

        này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận đạo

        đức, tình cảm, thủ tiêu văn hóa giáo dục là đi ngƣợc lại với sự


        phát triển của văn minh và làm cho mâu thuẫn xã hội vô cùng

        gay gắt. Chính vì thế, sau khi thống nhất Trung Quốc, nhà Tần

        tiếp tục thi hành đƣờng lối này nên chỉ tồn tại đƣợc 15 năm thì


        sụp đổ.

               Từ Hán về sau, tuy học thuyết Pháp gia không đƣợc chính

        thức công nhận, nhƣng thực tế thì nhiều yếu tố của phái này vẫn


        đƣợc vận dụng để kết hợp với Nho gia trong việc trị nƣớc.



               e) Mặc gia


               Ngƣời sáng lập phái Mặc gia là Mặc Tử (khoảng 468-376

        TCN), ngƣời nƣớc Lỗ. Về chủ trƣơng chính trị, hạt nhân của tƣ

        tƣởng Mặc Tử là thuyết "kiêm ái" (thƣơng yêu mọi ngƣời).

                       Ông cho rằng: "Phàm trong thiên hạ, sở dĩ có những


               điều oán thù tai vạ tranh cướp nhau đều là do không yêu

               thương nhau mà sinh ra", vì vậy phải "thương yêu ai cũng

               như nhau", phải "coi nước người khác như nước của mình,


               coi gia đình người khác như gia đình của mình, coi người

               khác như bản thân mình". "Nếu mọi người trong thiên hạ

               thương yêu nhau, giữa các nước không tấn công lẫn nhau,

               giữa nhà này nhà khác không có chuyện rắc rối, thì giặc giã


               trộm cướp không có, vua tôi cha con đều có thể trên dưới

               yêu thương lẫn nhau, và như vậy thì thiên hạ sẽ ổn định".
   171   172   173   174   175   176   177   178   179   180   181