Page 175 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 175
Nhưng muốn "pháp" có thể thi hành được thì vua phải
có "thế" tức là phải có đầy đủ uy quyền. Để chứng minh
luận điểm của mình ông lấy ví dụ Khổng Tử là một người
đầy đủ tài đức nhưng trong cả nước chỉ có 70 người theo
ông. Còn Lỗi Ai Công là một ông vua vào loại kém mà nhân
dân cả nước không có ai dám không thần phục. Đó là vì Lỗ
Ai Công có thế lực, còn Khổng Tử chỉ có nhân nghĩa mà
thôi.
Ngoài "pháp" và "thế" còn cần phải có "thuật" tức là
phương pháp điều hành. Thuật bao gồm 3 mặt: bổ nhiệm,
khảo hạch và thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là phương pháp
chọn quan lại: chỉ căn cứ vào tài năng, không cần đức hạnh
dòng dõi. Thuật khảo hạch và thưởng phạt là căn cứ theo
trách nhiệm để kiểm tra hiệu quả công tác, làm tốt thì
thưởng rất hậu, làm không tốt thì phạt rất nặng.
Còn về đƣờng lối xây dựng đất nƣớc, Hàn Phi chủ trƣơng
chỉ chú ý vào hai việc là sản xuất nông nghiệp và chiến đấu.
Hàn Phi nói: "... dân trong nước, mọi lời nói hợp với
pháp luật, mọi việc làm dốc vào việc cày, cấy, kẻ dũng cảm
dốc hết sức vào việc quân, do đó khi vô sự thì nước giàu, khi
hữu sự thì binh mạnh. Đó là cái vốn của nghiệp vương, lại
biết lợi dụng thời cơ của nước thì vượt ngũ đế, ngang tam
vương tất là do pháp ấy".
Còn văn hóa giáo dục thì không những không cần thiết,
không đem lại lợi ích thiết thực mà còn có hại cho xã hội.
Theo Hàn Phi nếu khuyến khích việc học tập thì sẽ có ít
người chịu cày ruộng và chiến đấu, do đó nước sẽ nghèo.
Hơn nữa, người làm việc bằng trí óc nhiều thì pháp luật sẽ
rối loạn. "Bởi vậy, nước của vị vua sáng suốt không cần