Page 170 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 170
cùng sinh ra vạn vật với ta là một" mà "đã cho là một rồi thì còn
nói cái này cái kia làm gì nữa".
Mặt khác, Trang Tử đã biến những yếu tố biện chứng trong
triết học của Lão Tử thành chủ nghĩa tƣơng đối, ngụy biện.
Trang Tử cho rằng chân lí khách quan là không có vì
đứng từ các phía khác nhau mà xét sự vật thì sẽ đi đến
những kết luận khác nhau. Do vậy, nếu cho là lớn thì vạn
vật không có cái gì không lớn, nếu cho là nhỏ thì vạn vật
không có cái gì không nhỏ...; nếu cho là đúng thì vạn vật
không có cái gì không đúng, nếu cho là sai thì vạn vật
không có cái gì không sai; nếu đứng ở phía tĩnh thì mộng là
mộng, nếu đứng ở phía mộng thì tĩnh là mộng v.v…
Tư tưởng triết học của Trang Tử còn nhuốm màu sắc
thần học khi ông nêu ra một con người lí tưởng gọi là "chân
nhân". Đó là con người đã đạt tới mức cao nhất của "đạo",
do dó khi ngủ không thấy chiêm bao, khi tỉnh không có lo
âu, ăn không biết ngon, không biết sống là đáng vui, không
biết chết là đáng ghét, nhất thế cũng không hối tiếc, đắc
thắng cũng không vui mừng, lên cao không sợ, xuống nước
không ướt, vào lửa không nóng.
Về chính trị, Trang Tử cũng chủ trƣơng "vô vi" và tiến xa
hơn Lão Tử, chủ trƣơng đƣa xã hội trở lại thời nguyên thủy, để
nhân dân ở chung với chim muông, sống chung cùng vạn vật
nhƣ vậy nhân dân sẽ chất phác mà chất phác thì bản tính của
nhân dân còn nguyên vẹn.
Chủ trƣơng chính trị của Lão Tử và Trang Tử đều trái với
tiến trình lịch sử nên không đƣợc giai cấp thống trị đƣơng thời
chấp nhận, nhƣng tƣ tƣởng của họ đã đặt cơ sở cho việc hình
thành Đạo Giáo ở Trung Quốc sau này.