Page 179 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 179
Hán gọi là "bác sĩ đệ tử”, thời Đông Hán gọi là "thái học
sinh”. Nội dung học tập chủ yếu là kinh điển Nho gia.
Phƣơng thức dạy học là giảng ở những giảng đƣờng lớn. Do
thầy giáo ít, học trò đông nên chủ yếu là tự học. Mỗi năm
phải thi một lần. Ai thông đƣợc một kinh trở lên thì đƣợc bổ
làm quan.
Ở các địa phƣơng cũng có trƣờng quốc lập gọi là "học",
"hiệu", "tƣờng", "tự", nhƣng trƣờng học ở các địa phƣơng
không đƣợc coi trọng. Nền tƣ học dân gian thì từ đời Hán về
sau lại càng thịnh hành.
Thời Tùy - Đƣờng, nền giáo dục Trung Quốc có một
bƣớc phát triển quan trọng: nhiều trƣờng chuyên ngành đã
đƣợc thiết lập. Đó là các trƣờng Quốc tử học, Thái học, Tứ
môn học, Thƣ học (học viết chữ), Toán học, Luật học. Các
trƣờng này thuộc một cơ quan giáo dục gọi là Quốc tử giám
tƣơng tự nhƣ Bộ Giáo dục.
Ngoài hệ thống trƣờng thuộc Quốc tử giám còn có một
số trƣờng khác nhƣ Hoàng văn quán, Quảng văn quán,
trƣờng Y học, trƣờng Thiên văn học.
Thời Tống còn đặt ra "chế độ tam xá" ở trƣờng Thái
học, gồm Ngoại xá, Nội xá và Thƣợng xá, mục đích là để
cho chế độ thi cử lên lớp đƣợc nghiêm túc. Học sinh mới
vào trƣờng Thái học gọi là Ngoại xá sinh, sau kì thi năm thứ
nhất, những ngƣời đạt kết quả loại nhất loại nhì và có đức
hạnh thì đƣợc lên Nội xá. Sau 2 năm, Nội xá sinh thi tuyển
lên Thƣợng xá, tốt nghiệp Thƣợng xá vào loại ƣu cũng có tƣ
cách nhƣ Tiến sĩ.
Bên cạnh trƣờng quốc học còn có rất nhiều trƣờng dân
lập do các học giả nổi tiếng thành lập gọi là thƣ viện. Số học