Page 182 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 182

+ Nội dung thi nặng về kinh nghĩa (thời Đƣờng chủ yếu thi

        thơ phú).

               +  Định  ra  chế  độ  3  năm  thi  một  lần  (từ  Đƣờng  đến  đầu

        Tống, mỗi năm hoặc 2 năm một lần).


               + Tiến sĩ chia thành 5 cấp: nhất giáp, nhị giáp, tam giáp, tứ

        giáp, ngũ giáp (từ Nguyên về sau chỉ chia thành 3 cấp, nhất giáp

        chỉ có 3 ngƣời).


               + Điện thí trở thành một chế độ. Đời Đƣờng đã có Điện thí

        nhƣng thỉnh thoảng mới tổ chức, nhƣng nếu thi Điện thí không

        đạt yêu cầu thì có thể trƣợt Tiến sĩ. Từ Tống về sau Điện thí


        không đánh hỏng, hơn nữa đã đỗ đều đƣợc làm quan, không cần

        thi tuyển ở bộ Lại nữa.

               + Đặt thêm cấp thi Hƣơng, thời Đƣờng ngƣời thi Tiến sĩ là


        do học quán hoặc địa phƣơng tiến cử gọi là "cử tử" hoặc "cử

        nhân", không qua khoa thi ở địa phƣơng. Thời Tống trƣớc khi

        thi Tiến sĩ, phải qua kì thi ở địa phƣơng. Nếu thi Tiến sĩ không


        đậu thì khóa sau phải thi Hƣơng lại một lần nữa.

               - Thời Minh - Thanh: Đến thời kì này chế độ khoa cử càng

        hoàn bị và chặt chẽ hơn trƣớc. Cấp thi gồm có: Thi Viện, thi

        Hƣơng, thi Hội và thi Điện.


               Trƣớc khi thi Viện phải qua hai kì thi dự bị: thi ở huyện và

        thi ở phủ. Nếu thi đậu thì đƣợc gọi là đồng sinh. Tiếp đó phải dự

        kì thi Viện do quan Đề đốc học viện đƣợc chính phủ trung ƣơng


        ủy phái chủ trì. Thi Viện đậu đƣợc thì gọi là Tú tài và đƣợc vào

        học ở trƣờng huyện hoặc trƣờng phủ gọi là sinh viên.

               Thi Hƣơng: là kì thi ở cấp tỉnh, cứ 3 năm tổ chức một lần.

        Ngƣời dự thi là những ngƣời đã đỗ Tú tài. Ngoài ra những ngƣời


        gọi là "quyên giám" (bỏ tiền ra mua tƣ cách sinh viên) và "ấm

        giám" (con cái quan lại đƣợc tập ấm) cũng đƣợc dự thi. Những
   177   178   179   180   181   182   183   184   185   186   187