Page 187 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 187
là vì cƣ dân ở đây có chung một nền tảng văn hóa Nam Á, lấy
sản xuất nông nghiệp lúa nƣớc làm phƣơng thức hoạt động kinh
tế chính. Đông Nam Á đƣợc coi là "cái nôi" của cây lúa nƣớc và
là một trong năm trung tâm cây trồng lớn trên thế giới. Văn hóa
Hòa Bình đã chứng minh cƣ dân ở đây đã thuần hóa nhiều giống
lúa, thực vật khác nhau, xuất hiện nền nông nghiệp sơ khai với
các loại cây trồng đặc biệt là các loại cây có củ và bầu bí, các
cây họ đậu ở vùng thung lũng chắn núi. Có nhà nghiên cứu còn
cho rằng chủ nhân văn hóa Hòa Bình là ngƣời biết trồng trọt đầu
tiên trên thế giới; niên đại nông nghiệp ở đây có thể lên đến hơn
1 vạn năm TCN và vì thế "Đông Nam Á đã có một cuộc cách
mạng nông nghiệp sớm nhất thế giới". Đến thời đại đồ đồng,
trong điều kiện của vùng nhiệt đới, cƣ dân Đông Nam Á đã bƣớc
sang kinh tế trồng lúa khô ở nƣơng rẫy và lúa nƣớc ở vùng thung
lũng hẹp châu thổ. Cây lúa đầu tiên đƣợc thuần dƣỡng ở vùng
thung lũng hệ chân núi dần dần đƣợc chuyển xuống vùng châu
thổ thích nghi với vùng ngập nƣớc. Cùng với việc trồng lúa
nƣớc, ngƣời ta đã thuần dƣỡng trâu bò làm sức kéo, xuất hiện
các nghề thủ công, đặc biệt là nghề sông biển. Từ đó nông
nghiệp trồng lúa nƣớc đã trở thành cội nguồn, thành mẫu số
chung của nền văn minh khu vực. Đó là một "nền văn minh có
đủ sắc thái đồng bằng, biển, nửa đồi núi, nửa rừng với đủ các
dạng kết cấu đan xen phức tạp... nhƣng mẫu số chung là văn
(4)
minh nông nghiệp trồng lúa nƣớc, văn hóa xóm làng" .
Phải nói rằng gió mùa không chỉ đem lại thuận lợi cho con
ngƣời mà những yếu tố tự nhiên vẫn tác động và tạo nên sự thất
thƣờng cho khí hậu trong vùng tuy với biên độ không lớn lắm.
Mƣa nhiệt đới trên địa bàn tự nhiên của khu vực làm thành
những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đồi núi, bờ biển và