Page 188 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 188
đồng bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó khiến
cho Đông Nam Á thiếu những không gian rộng cho sự phát triển
kinh tế - xã hội trên quy mô lớn, thiếu những điều kiện tự nhiên
cho sự phát triển những kĩ thuật tinh tế, phức tạp. Ở đây không
có những đồng bằng rộng lớn nhƣ vùng châu thổ sông Ấn, sông
Hằng hay sông Hoàng Hà; cũng không có những đồng cỏ mênh
mông nhƣ vùng thảo nguyên. Không gian sinh tồn ở đây tuy nhỏ
hẹp nhƣng lại rất phong phú, đa dạng; con ngƣời có thể khai thác
ở thiên nhiên đủ loại thức ăn để sinh sống. Vì thế có ngƣời đã
gọi Đông Nam Á là khu vực khai thác thức ăn theo phổ rộng.
Những điều kiện đó rất thuận lợi cho cuộc sống của con ngƣời
trong buổi đầu nhƣng không khỏi ảnh hƣởng nhất định đến sự
phát triển của một nền kinh tế sản xuất lớn, tạo nên một khối
lƣợng sản phẩm lớn trong những giai đoạn phát triển sau này của
khu vực. Đồng thời, sự đa dạng, đan xen của những địa bàn sinh
tụ nhỏ này đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên tính đa
dạng trong văn hóa tộc ngƣời của cả khu vực và trong mỗi quốc
gia.
2. Do vị trí địa lí của mình nằm án ngữ trên con đƣờng hàng
hải nối liền giữa Ấn Độ Dƣơng và Thái Bình Dƣơng, Đông Nam
Á từ lâu vẫn đƣợc coi là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc,
Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí cho
đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là "ống
thông gió" hay "ngã tƣ đƣờng".
Việc đi lại bằng thuyền ở vùng Đông Nam Á đã có từ thời
rất xa xƣa. Có thể nói cƣ dân Đông Nam Á đã biết đóng bè mảng
và thuyền đi biển rất sớm. Dựa trên các tài liệu khảo cổ học
W.Solheime đã nhận định rằng kĩ thuật đi biển sớm nhất xuất
hiện ở vùng duyên hải biển Xulu, giữa Minđanao, Boócnêô và