Page 193 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 193

chung (trừ cƣ dân đồng bằng sông Hồng phát triển sớm hơn) bắt

        đầu đứng trƣớc ngƣỡng cửa của xã hội có giai cấp và nhà nƣớc.

               2. Sự hình thành các quốc gia Đông Nam Á còn gắn liền với

        việc tiếp thu ảnh hƣởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. Những


        ảnh hƣởng này là khá toàn diện và sâu sắc, cả về chữ viết, văn

        chƣơng, tôn giáo, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc...

               Có thể bắt đầu từ đầu công nguyên, từ cái nền chung là cơ


        tầng văn hóa bản địa Đông Nam Á, những cƣ dân ở đây đã bắt

        đầu gập làn sóng văn hóa Ấn Độ đến đây theo chân các thƣơng

        gia và những nhà truyền đạo một cách hòa bình và tiếp nhận nền


        văn hóa Trung Hoa từ những ngƣời Trung Quốc thống trị. Chính

        sự tiếp xúc văn hóa này đã làm cho các tộc ngƣời ở đây định

        hình và phát triển hơn với sự ra đời của các vƣơng quốc cổ ở


        Đông Nam Á.

               Về những ảnh hƣởng của văn hóa Ấn Độ đối với Đông Nam

        Á, G.Coedes đã dành hẳn một chƣơng trong công trình nghiên


        cứu của mình để nói về quá trình mà ông gọi là "Ấn Độ hóa".

        Theo ông "ảnh hƣởng của nền văn minh Ấn Độ chủ yếu là sự

        bành trƣớng của một nền văn hóa có tổ chức, dựa trên quan điểm

        Ấn về vƣơng quyền, tiêu biểu bằng Ấn Độ giáo hoặc Phật giáo,


        thần thoại Purana, pháp giới Phacmaxastra và lấy tiếng Phạn làm

                                            (1)
        phƣơng tiện biểu đạt."
               Cũng qua công trình nghiên cứu này ngƣời ta có thể thấy


        ảnh  hƣởng  của  văn  minh  Ấn  Độ  sang  khu  vực  Đông  Nam  Á

        đƣợc biểu hiện chủ yếu trên các mặt sau đây:

               -  Ngôn ngữ và văn tự (chữ Phạn và Pali).

               -  Văn học.


               -  Tôn giáo (đạo Hinđu và đạo Phật).

               -  Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.
   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198