Page 194 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 194

-  Phƣơng thức canh tác và quản lí xã hội.

               Có  thể  nói,  ảnh  hƣởng  này  là  khá  toàn  diện  và  sâu  sắc.

        Những ảnh hƣởng đó đƣợc truyền đến Đông Nam Á bằng nhiều

        con đƣờng khác nhau. Trƣớc hết có lẽ ở một số nơi thƣơng nhân


        Ấn Độ đã đến hoạt động làm cho nền kinh tế và việc trao đổi sản

        phẩm ở các khu vực này phát triển. Đồng thời văn hóa Ấn Độ

        cũng  theo  đó  mà  đƣợc  truyền  bá  vào.  Một  số  nhà  truyền  đạo


        cũng  theo  các  thuyền  buô  đến  Đông  Nam  Á.  Trong  số  các

        thƣơng nhân và các nhà truyền đạo Ấn Độ, không ít ngƣời ở hẳn

        đây  sinh  cơ  lập  nghiệp  và  thậm  chí  giữ  những  chức  vụ  quan


        trọng trong chính quyền. Thƣơng nhân Đông Nam Á cũng sang

        Ấn Độ để buôn bán và nhờ đó tiếp thu văn hóa Ấn Độ. Cùng lúc

        đó ở nhiều bộ tộc Đông Nam Á đang diễn ra quá trình tan rã của


        xã hội nguyên thủy và hình thành xã hội có giai cấp. Những thủ

        lĩnh của các bộ tộc này nhanh chóng tiếp nhận những cách thức

        tổ chức xã hội và chính quyền của Ấn Độ để tạo dựng các quốc


        gia riêng. Để tổ chức đƣợc một nhà nƣớc mang tính chất vƣơng

        quyền theo kiểu Ấn Độ, không thể tách rời tôn giáo, mà những

        tôn giáo đó lại vốn có sẵn ở Ấn Độ và đƣợc truyền bá đến các

        nƣớc Đông Nam Á. Vì thế cùng một lúc, khi tổ chức quốc gia,


        tầng lớp trên của cƣ dân Đông Nam Á đã tiếp thu cả chữ viết,

        các văn bản và tôn giáo Ấn Độ. Sau đó các thành tựu khác của

        văn hóa Ấn Độ đƣợc tầng lớp này tiếp nhận cũng là để phục vụ


        cho việc thiết lập và củng cố vƣơng quyền. Nhƣ thế, có thể thấy

        rằng, những ảnh hƣởng này đã có tác dụng thúc đẩy quá trình

        phân hóa xã hội, hình thành những nhà nƣớc cổ đại và góp phần

        không nhỏ vào việc hình thành nên bản sắc văn hóa Đông Nam


        Á.
   189   190   191   192   193   194   195   196   197   198   199