Page 195 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 195
Tuy nhiên nhƣ chính G.Coedes cũng cho rằng, những ngƣời
Ấn Độ đã không hề tiến hành một cuộc chinh phục bằng quân sự
nhằm thôn tính một quốc gia nào, rằng ảnh hƣởng của văn hóa
Ấn Độ chỉ nhƣ là một lớp vecni phủ trên một nền văn hóa chung
của "châu Á gió mùa", trong đó mỗi vùng, mỗi quốc gia đã
(2)
không bị mất đi tính cách riêng, độc đáo của mình. Điều này
đƣợc thể hiện trong nhiều lĩnh vực, ví dụ nhƣ, trong sự khác biệt
giữa Ramayana với Riêmkê của Campuchia với Rama Khiên của
Thái Lan...
Song, không vì thế mà có thể nói, các cƣ dân Đông Nam Á
đã tạo dựng đƣợc một nền văn hóa "phi Ấn", "phi Hoa", mà phải
thừa nhận thuộc tính tiếp thụ, thâu hóa của văn hoá Đông Nam Á
để làm nên bản sắc đa dạng của mình. Có lẽ, chính vì tính thích
nghi, tính mở, tính uyển chuyển của Đông Nam Á mà ở đây có
sự hòa đồng tôn giáo. Đức Phật ngồi trên tòa sen có rắn thần
Naga làm lọng che mƣa nắng; bên cạnh các vị thần của đạo
Bàlamôn và Hinđu, ngƣời Đông Nam Á vẫn thờ thần Thành
hoàng, thờ sinh thực khí, với nhiều biến thể khác nhau. Ngay
nhƣ Hồi giáo, ngƣời ta nói nhiều về tính cuồng tín của tôn giáo
này, nhƣng ở Đông Nam Á, Hồi giáo uyển chuyển và mềm mại
hơn nhiều. Và ở Đông Nam Á, khó có thể chỉ ra ai là "tín đồ"
thuần Phật giáo, thuần Thiên chúa giáo hay thuần Hồi giáo.
Trong những điều kiện lịch sử cụ thể, với cách ứng xử
không giống nhau trong quá trình tiếp xúc với văn hóa Trung
Hoa, Ấn Độ và sau này là văn hóa Âu - Mỹ, các cƣ dân Đông
Nam Á đã xây dựng nên một nền văn hóa quốc gia - dân tộc độc
đáo, đa dạng, phong phú, vừa có sự khác biệt trong tính đa dạng,
vừa có nét tƣơng đồng khu vực và đã đóng góp vào kho tàng văn
hóa chung của loài ngƣời những giá trị tinh thần độc đáo. Trên