Page 190 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 190
mậu dịch thế giới, nối liền hai thế giới Đông Tây, có từ thời
truyền bá đạo Phật, đạo Hinđu cho đến tận ngày nay.
---------------------
1. Donal G. Mc Cloud: Sytemand prosess in Southeast Asia, Westvien
press, USA. 1986, P10.
2. Đinh Ngọc Bảo: Đông Nam Á - Một khu vực địa lí - lịch sử văn
hóa. Thông báo khoa học. ĐHSP Hà Nội 1, năm 1994, số 6.
3. Đông Nam Á trong lịch sử thế giới. Matxcơva 1977, trang 31.
4. Trần Quốc Vượng, Cao Xuân Phổ: Đông Nam Á một nền văn hóa
cổ xưa và đa dạng. Báo Nhân dân ngày 1- 10 - 1978.
5. Dẫn theo: Lương Ninh: Đông Dương… trang 11.
II - CƠ SỞ HÌNH THÀNH NỀN VĂN MINH KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á
1. Có thể thấy rằng điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
thuận lợi cho những bƣớc đi đầu tiên của con ngƣời. Điều đó
giải thích vì sao con ngƣời đã có mặt ở đây từ rất xa xƣa. Các
nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều dấu vết của quá trình chuyển
biến từ vƣợn thành ngƣời ở Đông Nam Á.
Cách đây không lâu ngƣời ta đã phát hiện đƣợc dấu vết hóa
thạch vƣợn bậc cao Pondaung (Mianma) có niên đại 40 triệu
năm và vƣợn khổng lồ ở Inđônêxia sống cách đây khoảng 5 triệu
năm. Đặc biệt hóa thạch của ngƣời Pitêcantơrốp tìm thấy ở
Giava có niên đại cách đây khoảng 2 triệu năm là dấu vết xƣa
nhất của giống ngƣời tối cổ ở Đông Nam Á. Di cốt, mảnh di cốt
và những công cụ đồ đá của ngƣời tối cổ còn đƣợc tìm thấy ở
nhiều nơi khác trong khu vực nhƣ ở Việt Nam, Thái Lan,
Philippin, Malaixia... việc phát hiện chiếc sọ Ngƣời Tinh khôn
(Hômô Sapiêns) ở hang Nia (Saraoắc đảo Boócnêô) với niên đại
là 396.000 năm và một chỏm sọ Hômô Sapiêns trong hang