Page 192 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 192

Ngay ở lớp trên của một số di chỉ thuộc văn hóa Hòa Bình,

        ngƣời  ta  đã  tìm  đƣợc  những  công  cụ  đá  có  mài  lƣỡi.  Nhƣng

        những  chiếc  rìu  mài  lƣỡi  nhƣ  thế  đã  đƣợc  phát  hiện  chủ  yếu

        trong các di chỉ thuộc văn hóa Bắc Sơn (Việt Nam). Rìu mài lƣỡi


        kiểu Bắc Sơn còn đƣợc phát hiện ở Nia (Xaraoắc) với niên đại

        sớm hơn đôi chút, ở Guatêchin (Malaixia) nhƣng lại muộn hơn

        một  ít,  ở  Bukit  Talang  (Xumatơra)  Kendeng  Lambu  (Giava)...


        Niên  đại  của  văn  hóa  Bắc  Sơn  là  khoảng  10.000  -  6000  năm

        cách ngày nay.  Nhƣ  thế rìu mài  lƣỡi Nia và  Bắc Sơn  cũng  là

        những công cụ đá mài sớm nhất trên thế giới.


               Cũng bắt đầu từ thời đá mới hậu kì, cƣ dân Đông Nam Á

        chuyển dần từ nông nghiệp trồng vƣờn (rau, củ) sang trồng lúa.

               Từ khoảng đầu thiên niên kỉ II TCN, cƣ dân Đông Nam Á


        mà trƣớc hết là cƣ dân vùng đồng bằng sông Hồng và ở Thái

        Lan, đã biết đến công cụ bằng đồng thau. Đông Nam Á hầu nhƣ

        không có một giai đoạn đá đồng (tức đồng đỏ) riêng biệt. Đồng


        thau đƣợc sử dụng ngay từ đầu cùng với các công cụ bằng đá và

        tre gỗ...

               Tiếp sau các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun và Đông Sơn

        ở Việt Nam, việc khai quật các di chỉ đồng thau ở Non Nóc Thà,


        Ban Chiang, bản Na Di ở Thái Lan đã làm chấn động giới tiền

        sử học và càng khẳng định tính chất bản địa của nghề đúc đồng

        ở nơi đây, và nhƣ thế, cũng cho thấy rằng Đông Nam Á đã có


        một nền văn minh đồng thau phát triển sớm và rực rỡ không thua

        kém gì các nền văn minh cổ đại khác.

               Vào những thế kỉ tiếp giáp của công nguyên, trên cơ sở phát

        triển của đồ đổng, đồ sắt bắt đầu đƣợc sử dụng phổ biến ở Đông


        Nam  Á.  Với  đồ  sắt  phát  triển,  các  dân  tộc  Đông  Nam  Á  nói
   187   188   189   190   191   192   193   194   195   196   197