Page 198 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 198
đồng đều về thời gian. Ở Campuchia quá trình này bắt đầu sớm
hơn, từ khoảng thế kỉ XIII; Chămpa từ thế kỉ XV, Đại Việt và
Mianma muộn hơn một chút. Riêng đối với Xiêm và Lanxang,
chế độ phong kiến vẫn đang tiếp tục hƣng thịnh.
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng suy thoái bắt nguồn từ
trong lòng của chế độ phong kiến. Nền kinh tế phong kiến đã trở
nên lỗi thời, không còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của xã hội. Chính quyền chuyên chế không chăm
lo tới sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, nhất là thủy lợi mà chỉ
tiêu hao sức ngƣời, sức của vào những cuộc chiến tranh nhằm
xác định lãnh thổ và quyền lực của mình. Mâu thuẫn xã hội ngày
càng trở nên gay gắt. Những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp
xảy ra. Chế độ phong kiến đã trở nên trì trệ và dần dần suy thoái.
Trong bối cảnh đó, sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân vào
Đông Nam Á là nhân tố cuối cùng có ý nghĩa quyết định dẫn tới
sự suy sụp của các quốc gia phong kiến trong khu vực.
-----------------------
1. G.Coedes. Lịch sử cổ đại. sđd, trang 40
2. G.Coedes. Lịch sử cổ đại. sđd, trang 61 - 63
III - MỘT SỐ THÀNH TỰU VĂN HÓA
Cùng sinh tụ trên một khu vực
địa lí, cƣ dân Đông Nam Á đã sáng
tạo nên một nền văn hóa bản địa có
cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ
sử trƣớc khi tiếp xúc với văn hóa
Trung Hoa và Ấn Độ. Trong tính
thống nhất khu vực, nền văn hóa đó
có nguồn gốc và bản sắc riêng của