Page 202 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 202
giáo) bắt đầu du nhập và phát huy ảnh hƣởng tới đời sống văn
hóa tinh thần của các dân tộc Đông Nam Á.
Trong buổi đầu lập nƣớc, ngƣời Phù Nam đã tiếp thu và thờ
các vị thần Ấn Độ giáo. Song những tín ngƣỡng bản địa vẫn tồn
tại và đƣợc lồng vào những hình thức khác nhau của tôn giáo
mới. Rất có thể hình thức thờ vua núi bắt đầu từ Phù Nam đã lan
sang Giava rồi đƣợc các vua chúa Khơme thời Ăngco, phát triển
lên thành một tôn giáo Thần Vua với những nghi thức và kiến
trúc thật uy nghi hùng tráng.
Các tôn giáo Ấn Độ cũng có vai trò rất to lớn đối với ngƣời
Chăm. Qua bia kí, nghệ thuật điêu khắc,... ta thấy cả hai tôn giáo
lớn của Ấn Độ là Phật giáo và Ấn Độ giáo đều đã có mặt ở
Chămpa. Nhƣng tôn giáo đƣợc thịnh hành nhất là Siva giáo.
Ngƣời Chăm thờ thần Siva chủ yếu dƣới dạng Siva - linga - biểu
tƣợng cho sức mạnh sinh thành của vũ trụ, cho uy lực của vƣơng
quyền.
Nhƣ nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á, ban đầu ngƣời
Khơme cũng tiếp nhận cả hai tôn giáo của Ấn Độ. Nhƣng rồi họ
kết hợp nhiều yếu tố khác nhau lại thành hình tƣợng tôn giáo
mới là Hari Hara - một hình tƣợng kết hợp cả Siva và Visnu. Từ
thời Jayavarman II (802 - 850) bắt đầu áp dụng một tôn giáo
mới: thờ thần - vua. Để làm việc này, đức vua đã cho đón
Hiranyadama - một pháp sƣ Bàlamôn về kinh đô dạy kinh và
giúp làm lễ thần - vua. Theo đó, đức vua nhận từ tay thầy
Bàlamôn chủ lễ một linh tƣợng linga để đƣa vào thờ ở trong tháp
chính giữa hoàng cung. Từ đó, linh tƣợng linga tƣợng trƣng cho
vƣơng quyền và cũng từ đó mỗi vị vua thời Ăngco đều phải có
trách nhiệm xây dựng cho mình một đền núi để đặt linga của