Page 205 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 205
gồm Xumatơra, Giava, Boócnêô, một phần bán đảo Mã Lai và
vùng duyên hải Nam Thái Lan đều thuộc quyền cai trị của
vƣơng quốc Sơrivijaya. Trong suốt 4 thế kỉ tồn tại, Sơrivijaya là
một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Đông Nam Á.
Phật giáo đƣợc truyền bá vào Lào từ khoảng thế kỉ VII -
VIII, nhƣng chỉ đến thời Pha Ngừm nó mới chính thức trở thành
quốc giáo của vƣơng quốc Lanxang.
Trong suốt nhiều thế kỉ, Phật giáo cò vai trò to lớn trong đời
sống chính trị, xã hội và văn hóa của cƣ dân Đông Nam Á. Vì
thế các tổ chức sƣ tăng cũng nhƣ nhà nƣớc rất chú ý tới việc phổ
biến tƣ tƣởng Phật giáo trong dân chúng, đặc biệt là qua hệ
thống giáo dục. Ngôi chùa không chỉ là trung tâm văn hóa mà
còn là hình tƣợng cho "chân, thiện, mĩ" đối với mọi ngƣời dân,
trở thành nơi lƣu giữ và phổ biến văn hóa, tri thức cho dân
chúng.
Vào những thế kỉ VIII - XII, khi mà Hồi giáo bắt đầu bành
trƣớng mạnh mẽ thì ở Đông Nam Á dƣờng nhƣ không còn mảnh
đất trống nào để nó bắt rễ và phát triển. Thế nhƣng từ thế kỉ XIII
Đông Nam Á đã có bƣớc chuyển mình. Với sự giầu có về
khoáng sản và hƣơng liệu, Đông Nam Á đã thu hút đƣợc sự chú
ý của châu Âu. Mặt khác giới cầm quyền ở các nƣớc Đông Nam
Á từ lâu thèm khát sự giàu có của châu Âu đã sẵn sàng mở cửa
cho các thƣơng nhân đến buôn bán và truyền giáo. Các thƣơng
cảng và các trung tâm buôn bán đã đƣợc mở mang và phát triển
dọc theo các bờ biển Đông Nam Á. Đó là một môi trƣờng hết
sức thuận lợi cho những thƣơng nhân Hồi giáo đến đây buôn bán
và truyền đạo.
Theo các tài liệu Trung Hoa, năm 1281 Malaixia đã cử hai
sứ thần theo đạo Hồi tên là Xulâyman và Chamxudin sang triều