Page 209 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 209
mới vào giữa tháng tƣ, lễ cúng thổ thần và cầu mƣa vào tháng
bảy hoặc tám, lễ hội du ngoạn trên nƣớc vào tháng chín, lễ cúng
âm hồn và hội nƣớc vào tháng mƣời một, mƣời hai. Lễ hội đua
thuyền cũng là một dạng lễ hội nông nghiệp tƣơng đối phổ biến
ở Đông Nam Á. Các lễ hội có liên quan tới tục thờ lúa gạo - (lễ
cúng cơm mới), thờ sinh thực khí... cũng tồn tại ở nhiều dân tộc
Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mianma lễ hội
truyền thống còn chịu ảnh hƣởng sâu sắc của phật giáo mà thực
chất đều là những cuộc hành hƣơng đi tìm về dấu tích Phật tổ.
Tuy là lễ hội chùa, song không chỉ dành riêng cho các tín đồ
phật tử mà còn thu hút nhiều ngƣời ngoại đạo và du khách tham
gia trở thành ngày lễ hội vui vẻ cho cả cộng đồng dân tộc.
3. Qua các văn bia, ngƣời ta biết rằng chữ Phạn của Ấn Độ
đã đƣợc du nhập vào Đông Nam Á từ rất sớm. Bia Võ Cạnh có
niên đại thế kỉ III - IV là bia chữ Phạn cổ nhất ở Đông Nam Á và
cũng là bằng chứng đầu tiên về sự du nhập chữ Phạn vào
Chămpa. Từ đó cho đến khi vƣơng quốc Chămpa chấm dứt sự
tồn tại của mình, chữ Phạn luôn luôn là chữ viết đƣợc dùng trong
triều đình Chămpa. Song cũng nhƣ nhiều dân tộc khác ở Đông
Nam Á, ngƣời Chăm đã sớm tiếp thu văn tự cổ Ấn Độ để sáng
tạo ra chữ viết của chính mình.
Bia Đông Yên Châu nói về vị thánh Naga của vua
Bhađravarman có niên đại thế kỉ IV đã đƣợc viết bằng chữ
Chămpa cổ. Các nguồn sử liệu Trung Quốc cũng cho biết ngay
từ trƣớc thế kỉ VII, ngƣời Chăm đã dùng văn tự của mình để ghi
chép kinh sách và trao đổi thƣ từ. Năm 605, một viên tƣớng của
nhà Tùy là Lƣu Phƣơng sau khi bình định Giao Châu đã đem
quân đánh Lâm Ấp thu về 18 thần chủ bằng vàng và hơn 1350