Page 210 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 210

(3)
        bộ kinh phật và nhiều sách viết bằng chữ Chiêm bà . Sau đó từ

        thế kỉ XIII trở đi, chữ Chămpa cổ chuyển dạng sang kiểu chữ

        vuông của Bắc Ấn. Sau thế kỉ XV, chữ Chămpa trở lại nét cong

        và móc nhƣng phóng khoáng hơn. Theo một số nhà nghiên cứu,


        chữ Chămpa có 65 kí hiệu trong đó có 41 chữ cái và 24 chân chữ

        bắt nguồn từ hệ thống chữ thảo của Ấn Độ.

               Chữ viết Khơme bắt nguồn từ chữ ở miền Nam Ấn Độ và


        theo truyền thuyết xuất hiện vào khoảng thế kỉ II, nhƣng tấm bia

        đầu tiên của ngƣời Khơme bằng chừ Khơme cổ mà hiện nay ta

        biết đƣợc là bia Ăngco Bôrây (Takeo) có niên đại năm 611.


               Bia nói về việc dựng một ngôi đền trong đó có tới 22 nhạc

        công và vũ nữ, 58 nô lệ làm ruộng, 100 bò và 20 trâu.

               Bia viết bằng chữ Mã Lai cổ sớm nhất là tấm bia tìm thấy ở


        Xumatơra có niên đại năm 683.

               Theo những dấu tích đã biết, có thể là chữ Thái cổ đã hình

        thành khoảng đầu thế kỉ XIII ở vùng dân cƣ Thái quần tụ ở phía


        Bắc Đông Dƣơng - phía Tây Nam Trung Quốc. Qua chữ Shan ở

        Bắc Mianma, ngƣời ta thấy văn tự Thái cổ có mang nhiều yếu tố

        của chữ Pêgu cổ. Còn chính chữ Pêgu cổ từ khi xuất hiện vào

        đầu công nguyên  lại chịu  ảnh hƣởng  của  chữ  cổ  Ấn Độ.  Chữ


        Thái - Xiêm, chữ viết của những cƣ dân nói tiếng Thái ở khu

        vực Chao Phaya đã ra đời vào khoảng thế kỉ XIII trên cơ sở đó.

               Bia đầu tiên khắc bằng chữ Thái - Xiêm mà ta biết đƣợc là


        bia  Rama  Kamheng  có  niên  đại  năm  1296,  trong  đó  có  đoạn:

        "Trƣớc đây chữ Thái này chƣa có. Năm 1205 Saka (năm 1283)

        Phà Khun Ram Kamheng đã tìm kiếm và ao ƣớc sử dụng đƣợc

        chữ Thái. Cho nên đã có những dòng chữ này". Nhƣ thế có thể


        thấy rằng chữ Thái - Xiêm đƣợc Ram Kamheng khởi xƣớng từ
   205   206   207   208   209   210   211   212   213   214   215