Page 207 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 207
Nhƣ vậy có thể thấy bức tranh tôn giáo ở Đông Nam Á quả
là đa dạng, phức tạp. Ở đây không chỉ có một tôn giáo duy nhất
mà đã từng tồn tại nhiều tôn giáo; Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi
giáo, Kitô giáo và đạo Tin lành. Đó là chƣa kể Khổng giáo và
Đạo giáo từ Trung Quốc truyền bá vào. Mỗi tôn giáo có một vai
trò nhất định trong giai đoạn lịch sử của khu vực, song không
tôn giáo nào đã đến đây mà lại ra đi không để lại dấu ấn của
mình. Trên thực tế, khi ảnh hƣởng về chính trị, kinh tế của một
tôn giáo không còn nữa thì ảnh hƣởng về văn hóa xã hội của nó
vẫn còn sâu đậm và dai dẳng.
2. Khác với văn hóa chữ viết
của ngƣời Hán và Ấn Độ, văn hóa
cƣ dân nông nghiệp Đông Nam Á
tắm mình trong nền văn hóa dân
gian. Tín ngƣỡng, lễ hội gắn liền
với chu kì nông nghiệp, thờ cúng
tổ tiên. Nhìn một cách khái quát thì
lễ hội truyền thống của các nƣớc
Đông Nam Á đều tƣơng đối giống
nhau về nguồn gốc phát sinh và
phát triển, về hình thức và nội dung
cũng nhƣ về mặt cấu trúc của lễ hội: lễ hội của các nƣớc Đông
Nam Á đều gồm có 2 phần - phần lễ và phần hội - đan xen hòa
quyện với nhau rất khăng khít. Phần lễ bao gồm các nghi lễ của
tín ngƣỡng dân gian và các tôn giáo cùng với các đồ vật đƣợc sử
dụng làm đồ cúng lễ mang tính thiêng liêng, đƣợc chuẩn bị rất
nghiêm ngặt và chu đáo. Thông qua các nghi lễ này con ngƣời
giao cảm với thế giới siêu nhiên. Phần hội bao gồm các trò vui,
trò diễn và các diễn sƣớng dân gian. Đó là các trò vui chơi giải