Page 206 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 206
cống nhà Nguyên. Cũng vào thời gian này Hồi giáo đã đƣợc
truyền bá ở Xumatơra. Bia kí năm 1296 có nói về một Hồi
vƣơng (Xuntan) ở Xamuđra (bắc Xumatơra) chứng tỏ Xamuđra
đã quy theo Hồi giáo và các thƣơng nhân Hồi giáo đã làm chủ
hải cảng này. Đến cuối thế kỉ XIV đầu thế kỉ XV hàng loạt các
tiểu quốc Hồi giáo đã ra đời ở Đông Nam Á mà tiêu biểu là
Malắcca. Việc cải giáo sang đạo Hồi của Xamuđra, Malăcca,
Bắc Giava và các vùng khác ở quần đảo Mã Lai đà góp phần
thúc đẩy việc buôn bán quốc tế với phƣơng Tây và sự lớn mạnh
của các Hồi quốc ở khu vực này. Dần dần Hồi giáo đã đƣợc
truyền bá vào Inđônêxia, Malaxia, Xingapo, Philippin, Brunây,
Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam và Mianma. Ngày nay ở
Đông Nam Á, đạo Hồi có khoảng trên 165 triệu tín đồ và con số
(2)
đó đang không ngừng tăng lên.
Từ khi ngƣời phƣơng Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á,
Đạo Kitô cũng theo họ và dần dần thâm nhập vào khu vực này.
Nhiều ngƣời cho rằng đây là cuộc hội nhập văn hóa lần thứ hai
của Đông Nam Á. Nó diễn ra tuy ngắn nhƣng quyết liệt.
Đạo Kitô đã xuất hiện ở Việt Nam ngay từ thế kỉ XVI.
Những nhà truyền giáo đầu tiên đến Việt Nam là nhƣng giáo sĩ
ngƣời Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, sau đó là ngƣời Pháp. Để
giúp cho việc truyền đạo, các giáo sĩ đã truyền bá chữ Quốc ngữ
để giảng và ghi chép kinh thánh.
Quá trình truyền bá đạo Kitô vào Campuchia cũng gần
giống nhƣ ở Việt Nam: từ thế kỉ XVI chủ yếu do ngƣời Bồ Đào
Nha và từ giữa thế kỉ XIX do ngƣời Pháp. Kitô giáo vào Lào khá
muộn từ thế kỉ XIX do những giáo sĩ ngƣời Pháp và sau đó là
ngƣời Mỹ đem tới.