Page 201 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 201
Nam Á đều phần nào phản ánh nghi thức phồn thực của một xã
hội nông nghiệp.
Có lẽ cũng bắt nguồn từ quan niệm "vạn vật hữu linh", các
dân tộc Đông Nam Á đều cho rằng mỗi ngƣời có không phải một
mà là cả một nhóm hồn, ma. Ngƣời Thái đen (ở Việt Nam) tin
rằng mỗi ngƣời có 120 hồn. Sau khi chết các hồn đó đều biến
thành phi (ma). Theo G.Masperô, ngƣời Khơme tin rằng mỗi
ngƣời có 9 hồn chính; ngƣời Mƣờng 90; ngƣời Thái ở Bắc Lào
32 hoặc 34. Ngƣời Việt cho rằng mỗi ngƣời có 3 hồn và đàn ông
có 7 vía, đàn bà 9 vía. Các hồn đều có liên quan mật thiết với
cuộc đời của mỗi con ngƣời: nếu có chuyện gì xảy ra với hồn thì
ngƣời đó sẽ đau ốm, nếu hồn rời khỏi xác thì ngƣời đó cũng
chết. Vì thế họ cũng tin tằng cuộc sống không chấm dứt sau khi
chết - đó chỉ là sự chia tay tạm thời của ngƣời chết với những
ngƣời đang sống. Bởi vậy con cháu thờ phụng tổ tiên không chỉ
để tỏ lòng tri ân và thƣơng nhớ những ngƣời đã khuất mà còn là
sự mong muốn tổ tiên tham gia và phù trợ cho mình trong mọi
công việc.
Tất cả những hình thức tín ngƣỡng dân gian đó đã đƣợc bảo
tồn trong suốt quá trình lâu dài, đồng thời có tác động to lớn tới
các tôn giáo đƣợc truyền bá vào sau. Một nhà nghiên cứu đã
nhận xét: "Từ khi Phật giáo và Ấn Độ giáo du nhập vào Đông
Nam Á, những quan niệm và nghi thức tôn giáo bản địa vẫn tiếp
tục đƣợc duy trì và có ảnh hƣởng sâu sắc đến hai tôn giáo kia...
và trong quá trình tiếp xúc với tôn giáo, tín ngƣỡng bản địa,
(1)
chúng đã phải thay đổi khá nhiều."
Từ những thế kỉ đầu công nguyên, những tôn giáo lớn từ Ấn
Độ (Phật giáo và Ấn Độ giáo) và từ Trung Quốc (Nho giáo, Đạo