Page 213 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 213
tranh chống những thói hƣ, tật xấu, chế nhạo bọn vua quan và cả
tầng lớp sƣ sãi. Thơ ca dân gian bao gồm những bài ca dao, tục
ngữ, những bài hát dân ca phản ánh những tình cảm của con
ngƣời với thiên nhiên, với cuộc sống và với cả cộng đồng.
Dòng văn học viết xuất hiện muộn hơn, nhƣng phát triển
nhanh và dần dần trở thành nền văn học của toàn dân tộc. Dòng
văn học viết đƣợc hình thành trên cơ sở của dòng văn học dân
gian và văn học nƣớc ngoài.
Văn học nƣớc ngoài sớm nhất có văn học Ấn Độ và Trung
Quốc, về sau thêm văn học Arập và Tây Âu, các dòng văn học
này đã đóng vai trò đặc biệt trong quá trình hình thành dòng văn
học viết Đông Nam Á. Dòng văn học viết Đông Nam Á không
chỉ tiếp thu văn học Ấn Độ và Trung Quốc về mẫu tự (chữ viết)
mà cả về đề tài và thể loại. Trong giai đoạn đầu, bộ phận văn học
này chiếm ƣu thế, song nó phát triển chủ yếu trong giới quý tộc,
quan lại, vì thế đƣợc coi là văn học chính thống, cao quý, bác
học hay có ngƣời gọi là văn học cung đình.
Trong quá trình phát triển, nền văn học viết có xu hƣớng
dần dần trở về với dân tộc. Bên cạnh những đề tài, những "điển
tích văn học" khai thác từ nƣớc ngoài, những tác phẩm văn học
khai thác đề tài trong nƣớc xuất hiện ngày càng nhiều. Quang
cảnh quê hƣơng, đất nƣớc, làng bản, hình ảnh những con ngƣời
gần gũi, thân thiết, những vấn đề day dứt của cuộc sống thực
đƣợc mô tả trực tiếp dần dần thay thế cho những xứ sở xa xôi
tƣởng tƣợng, những nhân vật huyền thoại trong các sử thi. Dòng
văn học bằng tiếng dân tộc cũng phát triển nhanh chóng, chiếm
lĩnh văn đàn, thay thế cho dòng văn học bằng tiếng vay mƣợn.
Khi ý thức dân tộc trỗi dậy, văn học viết có xu hƣớng tìm về với
văn học dân gian. Những huyền thoại, truyền thuyết trƣớc kia đã