Page 218 - Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
P. 218
Kiểu kiến trúc Hồi giáo vào Đông Nam Á muộn hơn và phổ
biến ở những vùng mà Hồi giáo chiếm ƣu thế. Tuy nhiên, nhƣ
trên đã nói, nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á chịu ảnh hƣởng
mạnh mẽ của kiến trúc Ấn Độ, song không phải là sự "rập
khuôn". Trên nền chung của kiến trúc Ấn Độ, mỗi dân tộc, mỗi
khu vực, thậm chí mỗi di tích kiến trúc lại có những nét riêng
độc đáo của mình. Khi nói tới những di tích kiến trúc nổi tiếng ở
Đông Nam Á giai đoạn trƣớc thế kỉ VIII không thể không nói tới
khu di tích Mỹ Sơn của ngƣời Chăm và tổng thể kiến trúc
Bôrôbuđua ở Inđônêxia.
Sau một thời gian tiếp thu và thử nghiệm những truyền
thống thẩm mĩ của Ấn Độ, từ giữa thế kỉ VII trở đi, nghệ thuật
Chăm đã định hình và phát triển rực rỡ với phong cách cổ Mỹ
Sơn. Với tác phẩm tiêu biểu là chiếc bệ đá (Mỹ Sơn E1) và tháp
B5 (Mỹ Sơn A1) nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Chămpa đã
đạt đến độ hoàn hảo - đó là phong cách kiến trúc nhẹ nhàng,
duyên dáng và trang nhã nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.
Ở trung tâm đảo Giava, ngay giữa miền đồng bằng Kedu phì
nhiêu, trù phú, có núi non bao bọc, nổi lên một hòn núi nhân tạo
- ngôi đền kì vĩ Bôrôbuđua - có nghĩa là đền núi (bôrơ - đền,
budur - núi). Theo một số tài liệu, ngôi đền núi vĩ đại này đƣợc
xây dựng vào những năm 778 - 850. Trông xa Bôrôbuđua nhƣ
một trái chín nằm giữa tán lá xanh của khung cảnh xung quanh,
không phô trƣơng, chào mời, chỉ khi đến gần ta mới thấy hết sự
kì vĩ của ngôi đền. Toàn bộ ngôi đền cao 42m chiều dài mỗi
cạnh ở chân đền là 123m gồm hai phần: phần tròn ở phía trên và
phần vuông ở phía dƣới. Phần tròn gồm tháp trung tâm hình
chuông và ba tầng bậc tròn đồng tâm bao quanh. Khối chính
hình vuông bên dƣới rất phức tạp về cấu trúc bao gồm nhiều